7 cách nhớ chữ Hán nhanh nhất – Con Đường Hoa Ngữ

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ khó học và khó nhớ. Vì thế việc cách học tiếng Trung dễ nhớ luôn là điều được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là cách nhớ chữ Hán là vấn đề được quan tâm trước tiên. Do đó, nếu còn khó khăn trong việc nhớ chữ Hán thì hãy cùng xem 7 cách nhớ chữ Hán nhanh nhất dưới đây nhé!

Xem thêm: Chữ Hán và chữ Nôm

Tập viết mỗi ngày và nhớ những từ cơ bản và quan trọng

Bạn không cần phải biết hết tất cả 50,000 từ vựng tiếng Trung để đọc và viết. Vì ngay cả người bản địa cũng không biết hết tất cả. Và bạn chỉ cần biết khoảng 1500 từ là đã có thể khám phá 95% ngôn ngữ viết của mọi ngôn ngữ rồi. Vì thế nếu muốn đọc viết tiếng Trung nhanh thì đừng phí thời gian học những từ vựng hiếm thấy. Những từ mà bạn chẳng bao giờ dùng thì không nên học và hãy tập trung vào những từ thông dụng nhất.

Tạo thẻ nhớ từ flashcard để tập nhớ chữ Hán nhanh nhất. Hãy chọn ra khoảng 1500 từ hữu dụng nhất và in chúng thành một poster. Và hãy xử lý poster để có độ phân giải cao nhất và chữ không bị mờ. Đối với mỗi từ bao gồm chữ Hán, phần dịch tiếng Việt và cả phần Pinyin.

Học thông qua thẻ flashcard
Học thông qua thẻ flashcard

Ghi nhớ 214 bộ thủ cơ bản và quy tắc viết chữ Hán

Chữ Trung được chia thành 2 loại chữ bao gồm chữ đơn thể và chữ hợp thể. Và chữ chiếm đa số trong tiếng Trung là chữ hợp thể. Chúng có kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa và một phần biểu âm đọc. Vì thế chỉ cần nhìn chữ thôi là chúng ta có thể đoán ra được nghĩa của và cách đọc của từ đó.

Ghi nhớ các bộ thủ
Ghi nhớ các bộ thủ

Bộ thủ chính là thành phần cốt yếu của chữ Trung Quốc. Và trong tiếng Trung có tổng cộng 214 bộ. Phần lớn không thể phân tách các bộ thủ này ra được nữa nếu không sẽ trở nên vô nghĩa. Vì thế để học tốt chữ Trung cần phải học thuộc các bộ thủ này. Khi mà không biết cách đọc một chữ thì có thể tra nghĩa và cách đọc dựa vào bộ thủ. Vì đa số là chữ hợp thể nên có những chữ ghép từ hai hoặc nhiều bộ lại với nhau. Thế nên học thuộc bộ thủ là cách để ghi nhớ tiếng Trung một cách dễ dàng.

Phương pháp chiết tự

Chiết tự là cách chẻ chữ để phân tích chữ và nghĩa của từ. Đây là một cách nhớ chữ Hán vô cùng đơn giản và hiệu quả. Vì nó giúp chúng ta dễ hiểu nghĩa của từ và hiểu sâu, dễ nhớ hơn.

Học bằng phương pháp chiết tự
Học bằng phương pháp chiết tự

Ví dụ: Chữ 安 (Ān) An: An toàn.

Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái che.

Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ.

Vậy nên bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.

Học qua phim ảnh, tiểu thuyết

Một cách học tiếng Trung thú vị, vừa học vừa giải trí đó chính là học qua phim ảnh, tiểu thuyết và âm nhạc. Khi nghe những bài hát tiếng Trung có phụ đề phiên âm thì bạn sẽ nhớ được nhiều chữ Hán hơn. Thay vì xem phim có phụ đề hoặc thuyết minh tiếng Việt có sẵn thì hãy thử xem phim bằng việc xem thuần tiếng Trung hoặc đọc truyện tiếng Trung.

Học thông qua phim ảnh, tiểu thuyết
Học thông qua phim ảnh, tiểu thuyết

Khi việc học được gắn liền với niềm vui khi xem phim hay là đọc tiểu thuyết thì sẽ tạo được động lực rất lớn. Hiện nay thì phim tiếng Trung đều có phụ đề chữ Hán nên hãy vừa xem vừa note lại từ mới để học nhé.

Nhớ chữ tượng hình và chữ hội ý

Trong tiếng Trung có những chữ sẽ được mô phỏng theo hình dáng của sự vật. Ví dụ như là mặt trăng, mặt trời, con ngựa,…. Tính chất tượng hình của chữ Trung nằm ở chữ độc thể. Tạo nên sự trực quan sinh động cho người học. Chữ hội ý và chữ chỉ sự là những chữ thể hiện được lối tư duy trí tuệ của những người xưa. Việc học bằng những chữ tượng hình và chữ hội ý sẽ giúp người học dễ nhớ và dễ hình dung về từ vựng hơn.

Nhớ bằng chữ tượng hình và chữ hội ý
Nhớ bằng chữ tượng hình và chữ hội ý

Học qua ca dao, tục ngữ, câu đố

Đây là một trong những cách học chữ Hán độc đáo của người VIệt Nam xưa. Khi học thông qua ca dao, tục ngữ hay là câu đố thì thường sẽ chiết tự nghĩa của nó. Để có thể hiểu sâu hơn về câu ca dao đó. Vì thế đây chính là cách để học chữ Hán khá là hiệu quả và dễ hiểu.

Học thông qua ca dao tục ngữ
Học thông qua ca dao tục ngữ

Phân biệt chữ gần giống nhau

Trong chữ Hán có khá nhiều chữ được viết khá là tương tự và giống nhau. Nếu như không để ý kỹ thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Một số nhóm chữ dễ nhầm như 土 士; 未 末; 爪瓜; 贝见. Nhất là đối với những người vừa bắt đầu học tiếng Trung thì khi nhìn những chữ này sẽ rất dễ nhầm lẫn. Vì nó giống nhau nên sẽ thường xuyên viết nhầm.

Phân biệt các chữ gần giống nhau
Phân biệt các chữ gần giống nhau

Vì thế hãy thử liệt kê những từ giống nhau và xem kỹ điểm khác biệt của chúng. Để xem xem chúng có điểm gì khác nhau, nghĩa của từng chữ là gì và tìm cách phân biệt chúng. Và chỉ cần để ý một chút là có thể dễ dàng tìm ra sự khác biệt.

Trên đây là 7 cách nhớ chữ Hán nhanh nhất và hiệu quả dành cho những người đang gặp khó khăn trong việc nhớ chữ Hán. Khi nhớ được chữ Hán dễ dàng thì việc học tiếng Trung cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Quy tắc viết chữ Hán bạn nên nhớ

Học tiếng Trung cùng ChineseRd

Để tìm hiểu kỹ hơn về du học Trung Quốc cũng như học tiếng Trung, rất vui được chào đón các bạn gia nhập đại gia đình ChineseRd.

ChineseRd Việt Nam cam kết cung cấp một nền tảng học tiếng Trung Quốc trực tuyến mới, chất lượng, dễ dàng sử dụng cho người Việt học tiếng Trung Quốc và toàn cầu.

Phương thức liên hệ với ChineseRd

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Sao Mai, 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại: 02456789520 (Hà Nội – Việt Nam)

hoặc 0906340177 (Hà Nội – Việt Nam)

hoặc 86 755-82559237 (Thâm Quyến – Trung Quốc)

Email: admin@friend.com.vn Email: support@chineserd.com

Instagram: #tiengtrungchineserd

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *