Phó giám đốc là nhân sự lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, nắm giữ vai trò quan trọng khi tiếp quản những công việc được phân công bởi Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này, friend.com.vn sẽ chia sẻ với bạn bản mô tả công việc Phó giám đốc chi tiết trong bài viết sau!
1. Phó giám đốc là gì?
Là một vị trí lãnh đạo cấp cao, Phó giám đốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Phó giám đốc nhận nhiệm vụ được giao từ Giám đốc, chịu trách nhiệm với Giám đốc về mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp. Hoặc Phó giám đốc được ủy quyền để thực hiện các công việc và đưa ra quyết định quan trọng những lúc Giám đốc vắng mặt.
2. Chức năng của Phó giám đốc
Phó giám đốc đảm nhiệm những vai trò chính như sau:
- Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi Giám đốc.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp trước Giám đốc công ty.
- Xây dựng chính sách, mục tiêu làm việc cho cả doanh nghiệp và cho từng bộ phận riêng lẻ.
3. Mối quan hệ giữa Phó giám đốc và Giám đốc
Phó giám đốc được xem như cánh tay phải đắc lực của Giám đốc:
- Giúp Giám đốc thực hiện các công việc quản lý và điều hành công ty.
- Thực hiện các quyền được cấp trên phân công.
- Đưa ra các quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp thay cho Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt.
- Mọi hoạt động của Phó giám đốc trong doanh nghiệp đều gắn liền với việc điều hành công ty của Giám đốc.
>> Xem thêm: CEO là gì? Chân dung chi tiết về Giám đốc điều hành
4. Mô tả công việc Phó giám đốc
Nhìn chung, Phó giám đốc của một doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm những công việc như sau:
4.1. Tổng quát mô tả công việc của Phó giám đốc
Quản lý nhân sự
Phó giám đốc phỏng vấn, đào tạo, phân công và bố trí nhân sự vào các phòng ban. Đồng thời, Phó giám đốc định hướng cho nhân viên phát triển năng lực theo đúng nhiệm vụ công việc của họ.
>> Xem thêm: 4 cách lãnh đạo khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc
Điều hành việc sản xuất, kinh doanh
Phó giám đốc lên kế hoạch cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thiết lập ngân sách và đảm bảo mọi quy trình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, Phó giám đốc cũng đề ra những chính sách phù hợp và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh mà hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.
Xây dựng quy định cho doanh nghiệp
Trong mô tả công việc Phó giám đốc, xây dựng nên các quy chế, quy định và văn hóa của doanh nghiệp cũng là một chức năng quan trọng. Tất cả những văn bản này đều cần được Phó giám đốc thiết lập nên nhằm giúp cả doanh nghiệp làm việc hiệu suất nhất và thuận lợi nhất. Tất cả các quy định này đều cần được trình lên Ban lãnh đạo để được phê duyệt.
Thiết lập kế hoạch ngân sách
Một trong những mô tả công việc Phó giám đốc cơ bản là đề ra quỹ ngân sách một cách hợp lý và chặt chẽ. Đây là điều kiện và cũng là mục tiêu để doanh nghiệp phát triển tốt, phát sinh lợi nhuận mà không gây lãng phí nguồn ngân sách thông qua các hoạt động chi tiêu.
4.2. Mô tả công việc Phó giám đốc điều hành theo chức năng
Phó giám đốc Sản xuất
Với chức năng này, Phó giám đốc là người thiết lập các kế hoạch sản xuất, tổ chức quy trình hoạt động và công nghệ thực thi, đảm bảo đơn hàng được giao đúng kỳ hạn. Trong suốt quá trình hoạt động, Phó giám đốc cần theo dõi liên tục nhằm cải thiện chất lượng hệ thống sản xuất, hạn chế sai sót, giảm tỷ lệ hỏng hóc sản phẩm, vật tư và thực hiện bảo dưỡng thiết bị.
Phó giám đốc Kinh doanh
Với mô tả công việc Phó giám đốc Kinh doanh, các nhiệm vụ chính là lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu xu hướng thị trường và phân tích khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Từ đó, Phó giám đốc điều hành việc xúc tiến đẩy hàng hóa ra thị trường với mục tiêu bán được nhiều hàng nhất có thể.
>> Xem thêm: Mô tả công việc giám đốc kinh doanh. 7 kỹ năng giám đốc kinh doanh cần có
Phó giám đốc Hành chính
Đối với chức năng Hành chính, Phó giám đốc có những công việc là công tác văn thư, điều hành nhân sự, kiểm soát hành chính, quản lý các dự án. Chức năng này giúp cho doanh nghiệp luôn hoạt động theo đúng hướng đi, kế hoạch và hạn chế những rủi ro về mặt nhân sự, ngân sách.
5. Những yêu cầu để trở thành phó giám đốc?
5.1. Về học vấn
Để được chọn lựa vào vị trí Phó giám đốc, bạn cần sở hữu cho mình lượng kiến thức kinh doanh khổng lồ thông qua các khóa học về Quản trị kinh doanh và Kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Nếu có thêm bằng Thạc sĩ thì càng giúp bạn tiến thân xa hơn trên con đường sự nghiệp.
5.2. Về kinh nghiệm
Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí lãnh đạo cấp cao là một điều kiện để bạn ứng tuyển thành công vào vị trí Phó giám đốc. Đặc biệt là nếu bạn từng làm việc trong các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực với công ty tuyển dụng thì càng được ưu ái hơn.
5.3. Về kỹ năng
Đối với một Phó giám đốc, các kỹ năng như lãnh đạo, giao tiếp ứng xử và hoạch định chiến lược là không thể thiếu. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp Phó giám đốc điều phối được cả một tập thể, đưa ra những phương án hữu ích trong những trường hợp cấp bách nhất.
>> Xem thêm: Những thói quen giúp nâng cao năng lực lãnh đạo
6. Lương của phó giám đốc
Phó giám đốc là một vị trí làm việc cực kỳ tốn công sức và chất xám. Là người dẫn dắt doanh nghiệp phát triển đúng hướng và đạt được nhiều thành tựu hơn, Phó giám đốc đương nhiên có một mức lương cao chất ngất, xứng đáng với vai trò và những cống hiến của mình. Phần lớn các nhà lãnh đạo ở chức vụ Phó giám đốc hiện đang có thu nhập lên tới 40 triệu đồng mỗi tháng.
7. Con đường phát triển sự nghiệp
7.1. Theo học các ngành quản trị
Bạn cần có một định hướng nghề nghiệp rõ ràng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để có thể theo đuổi vị trí Phó giám đốc trong tương lai. Việc theo học các ngành quản trị là điều kiện tốt nhất để bạn thu nạp được kiến thức nền hữu ích cho vị trí lãnh đạo này. Đồng thời, bạn cũng nên tham gia các khóa học kỹ năng để nâng cao năng lực bản thân.
>> Xem thêm: Làm thế nào để viết một CV ứng cử vào vị trí giám đốc
7.2. Đi lên từ vị trí thấp
Để có thể được chọn lựa hoặc thăng tiến lên vị trí Phó giám đốc, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp bằng những vị trí thấp hơn nhưng có những chức năng, nghiệp vụ tương đồng. Đây là cách để bạn rèn luyện được kỹ năng và thu nạp cho mình nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể tham khảo các công việc từ nhân viên đến quản lý cấp cao tại website tuyển dụng friend.com.vn. Với bộ lọc thông minh, tìm việc được theo số năm kinh nghiệm và từng lĩnh vực ngành nghề, bạn sẽ sớm tìm được một công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong hiện tại.
Bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn mô tả công việc Phó giám đốc chi tiết với từng nhiệm vụ, chức năng. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp rõ hơn và có một lộ trình làm việc, rèn luyện hiệu quả nhất.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Chú Bé Rồng Online Mới Nhất, Ngọc Rồng Online Mở Sự Kiện Mừng Ngày 02/09 2016
- Lỗi microsoft office professional plus 2010 encountered an error during setup
- Hướng Dẫn Tự Chế Máy Phát Điện Gió Bằng Motor Đơn Giản
- Bán Tài Khoản Elsaspeak Pro (Luyện phát âm) Giá 220k/năm
- iPhone 6s ra đời năm nào? Tính năng nổi bật iPhone 6s là gì?