Bằng C lái được những loại xe nào? Cập nhật 2021

Bằng C lái được những loại xe nào? Có lẽ đây là câu hỏi không của hầu hết nhiều người, theo quy định thì bằng lái xe hạng C lái được bao gồm: Xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng trên 3,5 tấn và dưới 3,5 tấn; máy kéo kéo theo rơ móc có tải trọng trên 3,5 tấn và dưới 3,5 tấn.

  • Các loại bằng lái xe mới trong dự thảo luật giao thông đường bộ
  • Cách nhận biết các nút điều khiển trên xe ô tô
Bằng C lái được những loại xe nào?
Bằng C lái được những loại xe nào?

Bằng C lái được những loại xe nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Cụ thể:

Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Bằng C khác gì với bằng B1 và B2

Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa bằng C và bằng B1 chính là về tải trọng được phép điều khiển phương tiện của giấy phép lái xe hạng C được lái xe ô tô tải hàng hóa có tải trọng >3.500kg trong khi đó bằng B2 chỉ được điều khiển xe <3.500kg.

Vì vậy người học bằng lái xe cần xác định được loại xe mình cần lái, nếu chỉ lái xe chở người thông thường thì chỉ cần học bằng B1 hoặc B2 là quá đủ. Đó là lý do tại sao bằng C còn được nhiều người gọi với cái tên “bằng lái xe tải”, có giấy phép lái xe này tài xế được điều khiển tất cả các phương tiện được quy định ở giấy phép lái xe hạng B2. Tức bằng C “VIP” hơn so với bằng B2 và B1.

Bằng B1 và B2 lái được những loại xe nào?

Cũng theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về giấy phép lái xe hiện nay tại nước ta:

Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

Bằng lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn;

b) Ô tô số tự động chở người đến chín chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Bằng lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn;

b) Ô tô chở người đến chín chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn.

Bằng lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Xem thêm: Kinh nghiệm học và thi lái xe bằng B2

Bằng C lái được xe bao nhiêu chỗ?

Theo quy định về giấy phép lái xe hạng C thì bằng lái xe tải hạng C giống với bằng B1 và bằng B2 tức được điều khiển ô tô chở người < 9 chỗ ngồi. Đồng nghĩa với việc bằng lái xe tải hạng C được lái xe 4 chỗ, 5 chỗ và 7 chỗ vì thế tài xế được cấp bằng C không thể lái được xe 16 chỗ. Để lái được xe 16 chỗ bắt buộc chủ điều khiển xe ô tô phải có giấy phép xe hạng D.

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:

Bằng lái xe hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Xem thêm: Bằng D lái xe gì?

Bằng lái xe hạng C không được lái những loại xe nào?

Như đã nêu trên bằng C có thể hoàn toàn điều khiển những loại xe chở người 4 5 7 chỗ bình thường, những loại xe minivan, SUV, loton, và các loại xe bán tải cỡ lớn. Tuy nhiên bằng lái xe tải (bằng C) không được lái những xe sau đây:

  • Bằng C không lái được xe ô tô chở người > 9 chỗ ngồi như xe khách 16 chỗ trở lên và xe Mini Van > 9 chỗ.
  • Bằng C không lái được xe tải hạng nặng như Container, muốn được cấp phép điều khiển Container, tài xế phải có bằng C đủ 3 năm sau đó nộp hồ sơ xin nâng hạng bằng lái lên hạng FC.

Điều kiện để học và thi bằng lái xe hạng C

1. Về tình trạng sức khỏe:

– Có giấy khám sức khỏe được cấp trong vòng 3 tháng gần nhất do trung tâm y tế cấp hoặc bệnh viện quận, huyên, thành phố xác nhận có dấu giáp lai cùng với ảnh thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa.

– Có sức khỏe ổn định, cơ thể bình thường, không mắc bệnh nguy hiểm (hiểm nghèo).

– Các trường hợp sẽ không được phép tham gia các khóa học và thi GPLX hạng C bao gồm:

  • Có tiền sử mắc bệnh động kinh
  • Bệnh nguy hiểm cho xã hội
  • Bệnh cần cách ly
  • Các bệnh dễ lây nhiễm
  • Cơ thể bị dị tật (thừa hoặc thiếu các phần của các chi; thừa hoặc thiếu ngón tay ngón chân; bị teo cơ)
Điều kiện thi và học bằng lái xe hạng C
Điều kiện thi và học bằng lái xe hạng C

2. Tuổi và học vấn

– Bắt buộc phải đủ trên 21 tuổi trở lên (tính đến ngày dự thi sát hạch)

– Có bằng tốt nghiệp THCS trở lên

Lưu ý quan trọng:

– Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc nâng dấu như sau: Hạng B2 lên C phải có đủ sức khỏe theo quy đình và có thời gian hành nghề từ tổi thiểu 3 năm cùng với 50.000km lái xe an toàn trở lên.

– Khi đã xác định mục đích học lái xe để chạy xe tải lớn >3.500kg hoặc công việc lái xe tải lớn trong tương lai tức đi theo hướng hành nghề lái xe chuyên nghiệp thì nên học bằng lái hạng C.

– Tham gia học bằng lái xe tải hạng C cũng là cách để nâng lên hạng Fc nhanh nhất hiện nay.

– Có một sự thật buộc người học phải chấp nhận chính là bằng lái xe hạng C có thời gian chờ khá lâu, nhanh nhất khoảng từ 5 tháng và chậm nhất là 6-10 tháng mới thi (tùy thuộc vào trường dạy lái xe).

– Không giống như bằng lái xe hạng B1 và B1, khi đi học thực hành bằng xe tải (bằng lái xe hạng C) học viên phải tự chạy xe tới sân tập chứ không thể tổ chức đưa.

Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn sử dụng bằng lái xe như sau:

Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Thời gian học các hạng bằng lái xe ô tô

Tại Điều 13 và Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

– Đào tạo lái xe các hạng C có tổng cộng là 920 giờ trong đó lý thuyết là 168 và thực hành lái xe là 752.

– Đào tạo nâng giấy phép lái xe:

  • Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
  • Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
  • Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
  • Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).

Câu hỏi thường gặp về bằng lái xe ô tô

Bằng FC lái được xe gì?

Bằng FC cấp cho người lái các loại xe ô tô được quy định tại bằng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. Đồng thời được lái luôn cả những loại xe mà bằng B1, B2, FB2 được phép lái.

Bằng B2 lái được xe gì?

Bằng B2 được phép lái các loại xe ô tô chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và các loại xe được quy định tại bằng B1 như: ô tô chở người đến chính chỗ ngồi bao gồm cả ghế lái và máy kéo có kéo thêm một rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Bằng lái xe hạng C chở được bao nhiêu người?

Bằng lái xe ô tô hạng C có thể chở được 7 người vì theo quy định thì bằng lái xe hạng C cấp cho người lái xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi bao gồm cả ghế ngồi lái.

Bằng lái xe hạng C có được lái xe máy không?

Hiện tại, bằng lái xe ô tô và bằng lái xe máy được phân biệt rõ ràng cho từng loại phương tiện, nên bằng lái xe hạng C không lái được xe máy mà phải thi thêm bằng A1.

Xem thêm: Quy định mới về thi bằng lái ô tô năm 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *