Điều trị đúng cách nấm miệng ở trẻ sơ sinh | TCI Hospital

Trẻ sơ sinh bị nấm miệng là bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa do trẻ ở lứa tuổi còn nhỏ, trẻ sơ sinh rất khó chăm sóc cho sức khoẻ răng miệng. Vì vậy nhiều ba mẹ băn khoăn không biết trẻ bị nấm miệng phải điều trị như thế nào? Bài viết sau đây xin “bật mí” cách điều trị khi trẻ bị nấm miệng theo lời khuyên từ chuyên gia.

Menu xem nhanh:

1. Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị nấm miệng

1.1. Nguyên nhân

Đây là bệnh gây ra chủ yếu do một loại nấm men có tên Candida. Đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chúng phát triển mạnh mẽ khi trẻ không được vệ sinh tốt hoặc sức đề kháng kém. Nấm cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh. Nấm phát triển trong khoang miệng nhưng chủ yếu là tập trung trên bề mặt lưỡi của trẻ, do đó còn hay còn được gọi là nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi.

1.2. Biểu hiện bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh biểu hiện chủ yếu trên bề mặt lưỡi với những mảng bám có màu trắng lâu ngày chuyển sang màu vàng.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh biểu hiện chủ yếu trên bề mặt lưỡi với những mảng bám có màu trắng lâu ngày chuyển sang màu vàng.

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi thường có các triệu chứng như: xuất hiện những mảng trắng trên bề mặt và có một số đường nứt nhỏ, hoặc có thể mọc ở lưỡi, niêm mạc miệng, mép. Khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh, thường bắt đầu là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi. Sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi.

Những đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau đó chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản, hiếm hơn có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống dạ dày gây tiêu chảy… Nếu tự cạo hoặc bóc ra trẻ sẽ rất đau có thể khiến trẻ bỏ ăn.

2. Điều trị hiệu quả khi trẻ bị nấm miệng

2.1. Lời khuyên từ chuyên gia

Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: Nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất thường gặp, nó không quá nguy hiểm nếu như ba mẹ biết cách nhận biết và xử lý đúng cách. Biện pháp đầu tiên ba mẹ cần làm là vệ sinh răng miệng cho trẻ và có thể điều trị tại chỗ bằng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất dễ tái phát. Ba mẹ không có biện pháp xử trí cũng như phòng tránh đúng cách việc con bị tái phát lại nấm miệng là chuyện rất thường gặp.

Một điều quan trọng nữa là sử dụng loại thuốc kháng nấm nào để phù hợp và an toàn cho trẻ thì ba mẹ nên được sự tư vấn từ bác sĩ. Không nên tùy ý mua thuốc trị nấm để bôi lên miệng bé, vì như vậy có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm độc và bệnh của bé sẽ lây khỏi hơn. Các vết viêm loét cũng sâu hơn và dễ làm con đau hơn.

Nhiều ba mẹ vì quá lạm dụng nước muối sinh lý, dùng bông gạc thấm nước muối sinh lý rồi vừa lau vừa cạo các mảng trắng khiến lưỡi của trẻ bị tổn thương. Hay việc sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi cho trẻ, nếu lạm dụng cũng có thể gây bỏng lưỡi vì mật ong có tính nóng và độc tính cao nên có thể gây tổn thương lưỡi của trẻ.

2.2. Biện pháp điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ thăm khám uy tín các bệnh lý của trẻ em.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ thăm khám uy tín các bệnh lý của trẻ em.

Đánh tưa miệng cho trẻ.

Quá trình đánh tưa lưỡi, miệng có thể kích thích gây nôn chớ nên thời điểm đánh tưa miệng tốt nhất là lúc trẻ đói, trước ăn.

– Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc miệng quấn quanh ngón tay (ngón tay để đánh tưa lưỡi phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.

– Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm (loại thuốc nào nên nên được sự tư vấn từ bác sĩ, hiện nay thuốc chống nấm hường được sử dụng như là Nystatin hay Miconazole với liều lượng vừa đủ theo lứa tuổi của trẻ). Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn chớ của trẻ.

Đối với đa số trẻ em bị nấm miệng, chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ là có thể điều trị thành công, chỉ một số hiếm trường hợp phải dùng thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé bị suy giảm hệ miễn dịch. Thường dùng thuốc uống là Nystatin dạng viên.

Mặc dù một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian, nhưng sau đó hay bị tái phát, hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc từ các vật dụng có nhiễm nấm như núm vú giả, bàn chải, đồ chơi.

Trẻ còn bú mẹ bị tái nhiễm có thể do núm vú mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay xuất hiện ban màu hồng…), khi đó nên bôi thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ.

3. Biện pháp phòng ngừa

Thường xuyên vệ sinh lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh nấm Cadidan có cơ hội lây lan và phát triển trong miệng trẻ.

Thường xuyên vệ sinh lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh nấm Cadidan có cơ hội lây lan và phát triển trong miệng trẻ.

Việc đề phòng bệnh bệnh nấm miệng với trẻ, ba mẹ cần lưu ý:

– Khi cho trẻ ăn xong phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi của trẻ đúng cách. Dùng nước lọc để cho trẻ uống cho sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn hoặc có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ. Nên vệ sinh lau lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý lau lưỡi cho trẻ ngày 2 lần sáng và trước khi đi ngủ.

– Khi thấy trẻ sơ sinh bị nấm miệng mà mẹ đã vệ sinh đúng cách nhưng không thấy đỡ, hãy cho con đi thăm khám với bác sĩ để có biện pháp điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tùy tiện cho con uống kháng sinh hay không rắc bất cứ các loại thuốc nào trên lưỡi của bé tránh gây viêm, loét lưỡi trẻ.

– Việc sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ (mật ong sát trùng rất tốt), nhưng khi làm xong phải cho trẻ uống nước lọc, tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng và chỉ sử dụng một lượng mật ong rất nhỏ tránh gây bỏng rát lưỡi trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *