Hiện tượng lưu ảnh của mắt và những điều bạn chưa biết

Năm 1829 nhà vật lý người Bỉ Joseph Plateau đã phát hiện ra sự lưu ảnh của mắt. Ông nhận thấy rằng trong khoảng 0,1 giây chúng ta vẫn có cảm giác rằng ta đã nhìn thấy vật. Ông đã giải thích rằng là do mạng lưới của mắt vẫn còn lưu giữ ảnh dù ánh sáng tác động không còn nữa. Vậy hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì? Vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Đừng bỏ qua những thông tin thú vị dưới đây mà Wit gửi đến bạn.

Mục lục

  1. Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì?
  2. Cơ chế hiện tượng lưu ảnh của mắt
  3. Ứng dụng của sự lưu ảnh ở mắt

Mục lục

  1. Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì?
  2. Cơ chế hiện tượng lưu ảnh của mắt
  3. Ứng dụng của sự lưu ảnh ở mắt

Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì?

Hiện tượng lưu ảnh ở mắt (hay còn gọi là sự lưu ảnh ở mắt) là hiện tượng hình ảnh tiếp tục xuất hiện trong mắt sau một thời gian không tiếp xúc với hình ảnh gốc. Cụ thể, đây là hiện tượng ảnh còn lưu lại ở võng mạc trong khoảng 1/10s sau khi mắt ngừng quan sát vật đó. Nếu mắt quan sát các hình ảnh rời rạc được chiếu liên tục trong khoảng thời gian ngắn khi đó não bộ sẽ xem nó như là một hình ảnh liên tục lúc đó ta sẽ có một chuyển động liên tục.

Xem chi tiết: Cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt

Cơ chế hiện tượng lưu ảnh của mắt

Sự lưu ảnh ở mắt xảy ra khi các tế bào: tế bào hình nón và tế bào hình que – một phần của võng mạc bị kích thích quá mức và trở nên mất nhạy cảm. Sau khi ánh sáng kích thích trên màng lưới mắt, ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài 0,1 giâyvà trong khoảng thời gian này ta vẫn có cảm giác nhìn thấy vật đã xuất hiện trước đó.

hiện tượng lưu ảnh của mắt

Tế bào hình nón và tế bào hình que bị kích thích quá mức và trở nên mất nhạy cảm là nguyên nhân gây ra sự lưu ảnh của mắt

Bên cạnh đó, các bằng chứng mới nhất còn cho thấy sự lưu ảnh của mắt còn có sự đóng góp của vỏ não. Thông thường, hình ảnh nhìn thấy sẽ được chuyển đến khu vực của võng mạc. Tuy nhiên, nếu hình ảnh lớn hoặc mắt duy trì quá ổn định, những chuyển động nhỏ này không đủ để giữ cho hình ảnh liên tục di chuyển đến các phần mới của võng mạc.

Các tế bào cảm thụ ánh sáng thường xuyên tiếp xúc với cùng một kích thích cuối cùng sẽ cạn kiệt và dẫn đến giảm tín hiệu đến não. Hiện tượng này có thể được nhìn thấy khi di chuyển từ môi trường sáng sang môi trường thiếu ánh sáng.

Những hiệu ứng này còn do phản ánh hoạt động dai dẳng trong não khi các tế bào cảm thụ ánh sáng võng mạc tiếp tục gửi xung thần kinh đến thùy chẩm của não có chức năng tương tự như việc điều chỉnh cân bằng màu sắc trong nhiếp ảnh.

Những điều chỉnh này cố gắng giữ cho tầm nhìn nhất quán trong ánh sáng động và cho phép một cá nhân nhìn thấy sự lưu ảnh của mắt bởi các vùng thị giác được định vị vẫn đang được não bộ xử lý bằng cách sử dụng các điều chỉnh cần thiết khác.

Ngoài ra, khi mắt tiếp xúc với ánh sáng chói, mắt cần thời gian để phục hồi, hiện tượng này giống tương tự như khi đi bạn đi xem phim vào ban ngày. Cụ thể, khi bạn bước vào một phòng chiếu phim tối, bạn không nhìn thấy nhiều nhưng sau khoảng 10 phút hoặc lâu hơn, bạn có thể nhìn thấy nhiều thứ hơn trong cùng một phòng tối. Đây cũng gọi là hiện tượng lưu ảnh của mắt.

Ứng dụng của sự lưu ảnh ở mắt

sự lưu ảnh ở mắt

Nhờ vào hiện tượng lưu ảnh của mắt mà người ta đã ứng dụng vào quá trình làm phim điện ảnh, phim kỹ xảo

Nếu mắt quan sát các hình ảnh rời rạc được chiếu liên tục trong khoảng thời gian ngắn khi đó não bộ sẽ xem nó như là một hình ảnh liên tục lúc đó ta sẽ có một chuyển động liên tục. Nhờ sự lưu ảnh của mắt được ứng dụng trong điện ảnh. Cụ thể, khi chiếu phim, cứ sau 0,033 hay 0,04 giây, người ta lại chiếu một cảnh phim. Khi đó, do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc nên người xem có cảm giác rằng quá trình trong phim đang diễn ra liên tục.

Sự lưu ảnh của mắt là hiện tượng sinh lý bình thường, tình trạng này xảy ra ở tất cả mọi người có thị lực bình thường. Do đó, hiện tượng này xảy ra hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thị lực của mắt trong tương lai, ngược lại nhờ có hiện tượng này giúp bạn có thể theo dõi trọn vẹn các bộ phim truyền hình hay điện ảnh.

Chia sẻ :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *