Hướng dẫn cách bán hàng trên Amazon Việt Nam hiệu quả và chi tiết – nắm được tất cả những công việc cần làm khi bán hàng trên Amazon
Khi người tiêu dùng trên thế giới này càng chú trọng sự tiện lợi hơn và ít kiên nhẫn hơn thì họ dần chuyển hướng sang mua hàng trực tuyến. Và bán hàng trên kênh TMĐT Amazon đang là xu thế và là định hướng lâu dài cho các doanh nghiệp hiện nay.
Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều đã biết đến Amazon, tuy nhiên lý do vì sao họ vẫn chần chừ chưa tham gia?
Vì doanh nghiệp chưa thật sự hiểu rõ những cơ hội mà Amazon sẽ mang lại?
Vì đội ngũ nhân sự chưa có kinh nghiệm hay chưa biết bắt đầu từ đâu?
Doanh nghiệp không biết quy trình bán hàng trên Amazon phải tiến hành những bước nào?
Bài viết này Onbrand sẽ hướng dẫn quý doanh nghiệp cách bán hàng trên Amazon tại Việt Nam. Hy vọng sau bài viết này, doanh nghiệp có thể hiểu được những việc cần làm khi bán hàng trên Amazon và tự tin vạch ra hướng đi cho mình!
1. Doanh nghiệp Việt Nam nên bán mặt hàng gì trên friend.com.vn?
Về lý thuyết, một thương hiệu được đánh giá là cực kỳ thành công khi nó tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng. Nhưng như chúng tôi đã nói đó, nó là về mặt lý thuyết. Vẫn có rất nhiều doanh nghiệp thành công trong việc sáng tạo sản phẩm mới và tạo ra nhu cầu. Nhưng khi chúng ta xét về điều kiện doanh nghiệp Việt Nam hiện tại và môi trường Amazon, việc nghiên cứu sản phẩm trên Amazon đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng quốc tế là việc đầu tiên phải làm.
Hiện tại, có đến 12 triệu mặt hàng được bày bán trên Amazon. Trong đó, vào năm 2020, các sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon thuộc nhóm các sản phẩm về:
- Đồ chơi
- Đồ điện tử
- Sách
- Quần áo và phụ kiện
- Sản phẩm làm đẹp
- Đồ dùng thể thao
- Trang trí bếp và vật dụng nhà cửa
- Đồ nghệ thuật
Nhưng đâu là sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh?
Bạn có thể tìm kiếm sản phẩm đang bán chạy tại quốc gia khác bằng các bước sau
Bước 1: Bạn đăng nhập vào trang web của friend.com.vn. Click vào Best Seller sau đó có thể tìm được những sản phẩm đang bán chạy nhất trên Amazon.
Bước 2: Sau đó chọn New releases
Tại đây, Amazon sẽ hiển thị mục những sản phẩm mới được đăng bán mà bán chạy nhất, Tab này sẽ luôn được cập nhật thường xuyên.
- Mover and Shakers: Những sản phẩm bán chạy trong 24h qua. Bạn cần biết rằng Amazon cập nhật nó từng giờ.
- Most wishes for: Những sản phẩm người tiêu dùng thêm vào giỏ hàng nhưng chưa mua.
Và đương nhiên, không phải sản phẩm nào hot trên Amazon thì mình cũng có thể bán tốt. Một số sản phẩm ưu thế tại Việt Nam như:
- Nội thất, đồ gia dụng
- Thủ công mỹ nghệ
- May mặc, thời trang, giày dép
- Thực phẩm khô
- Mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp
- …
Trường hợp bạn có một sản phẩm cố định và sản phẩm đó còn khá mới trên Amazon, bạn có thể cân nhắc tiềm năng của các sản phẩm cùng nhóm ngành. Sau đó, bạn sẽ đưa ra quyết định bán test thị trường – kinh doanh vốn là cuộc chơi của “rủi ro” mà.
Từ việc bán test đó, bạn sẽ nắm được các thông tin về sản phẩm và insight khách hàng, từ đó tìm ra sản phẩm phù hợp để kinh doanh trên Amazon.
Để hiểu hơn về quy trình nghiên cứu sản phẩm trên Amazon, doanh nghiệp có thể liên hệ với dịch vụ nghiên cứu sản phẩm Amazon để được hỗ trợ!
Hoặc có thể đọc bài viết về Cách tìm sản phẩm Việt Nam để bán trên Amazon của chúng tôi!
2. Nắm chắc 7 bước bán hàng trên Amazon tại Việt Nam để kinh doanh thành công
2.1. Cách đăng ký tài khoản Amazon nhanh chóng nhất
2.1.1. Chọn gói bán hàng trên Amazon: Tài khoản “Professional ” hay “Individual” ?
Có 2 loại tài khoản bán hàng trên Amazon:
- Tài khoản Chuyên nghiệp: $39.99/tháng, không giới hạn số lượng sản phẩm, nhận được các hỗ trợ khác từ Amazon
- Tài khoản Cá nhân: 0.99 đô/đơn hàng thành công kèm các phí xử lý khác. Tuy nhiên, chỉ được đăng dưới 40 sản phẩm/tháng
Với tư cách doanh nghiệp, số lượng sản phẩm bán ra hàng tháng chắc chắn sẽ cao hơn 40 đơn hàng. Do vậy, Onbrand khuyến khích doanh nghiệp đăng kí tài khoản chuyên nghiệp để tối ưu chi phí, có kế hoạch kinh doanh dài hạn cũng như nhận được nhiều ưu đãi từ Amazon.
Xem thêm bài viết về các loại tài khoản Amazon, ưu và nhược điểm của từng loại tài khoản tại đây:
Tài khoản Amazon có bao nhiêu loại? Doanh nghiệp nên chọn loại nào?
2.1.2. Hướng dẫn lập tài khoản Amazon Seller đơn giản qua 6 bước – Amazon Seller Account
Sau khi đã quyết định xong việc mình phải chọn loại tài khoản nào, bước tiếp theo chúng ta bắt tay vào tạo tài khoản.
Nhưng để quá trình tạo tài khoản được thuận lợi, quý doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu/ CMND/CCCD/GPLX
- Sao kê thẻ tín dụng/ tài khoản ngân hàng
- Hóa đơn điện/nước/internet công ty
- Giấy phép kinh doanh
- Email, số điện thoại chưa từng đăng ký trên Amazon
* Tất cả giấy tờ cần phải trùng khớp thông tin với nhau và được dịch thuật công chứng
Sau khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp tiến hành đăng kí theo các bước sau đây:
Bước 1 Đăng ký tài khoản bán hàng – Xác minh danh tính người bán (Seller Identity Verify)
Bước 2 Khai báo Legal Name
Bước 3 Khai báo thông tin doanh nghiệp
Bước 4 Thiết lập phương thức thanh toán
Bước 5 Khai báo thuế và danh mục hàng sẽ bán trên Amazon
Bước 6 Submit giấy tờ
Xem cụ thể hướng dẫn từng bước ở bài viết dưới đây:
Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Amazon Seller mới nhất, cực kỳ dễ hiểu
2.2. Nghiên cứu thị trường Amazon- chìa khóa bán hàng Amazon thành công
Nghiên cứu thị trường Amazon là tất cả việc phân tích các xu hướng thị trường, đối thủ, hành vi người tiêu dùng, … để lựa chọn các mặt hàng thế mạnh của doanh nghiệp trên Amazon, tạo ra doanh thu cao.
2.2.1. Tại sao phải nghiên cứu thị trường Amazon
- Xác định điểm mạnh của sản phẩm, doanh nghiệp
- Phân tích thông tin đối thủ cạnh tranh
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất và sản phẩm
- Đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp
- Giảm chi phí
2.2.2. Nghiên cứu thị trường trên Amazon như thế nào?
Nghiên cứu thị trường trên Amazon bao gồm những công việc gì?
- Nghiên cứu thị phần của sản phẩm trên Amazon
- Nghiên cứu quy mô thị trường
- Nghiên cứu đối thủ
- Nghiên cứu về hành vi và quyết định mua sắm của khách hàng
Có rất nhiều cách cũng như công cụ để nghiên cứu thị trường trên Amazon, ví dụ: Helium 10, Viral Lauch, Sellic, Jungle Scout,…
Tuy nhiên chúng ta vẫn có những cách thủ công khác để nghiên cứu. Onbrand sẽ giới thiệu cho quý doanh nghiệp 1 cách nghiên cứu thị trường đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được để có cái nhìn chung nhất về tiềm năng thị trường.
Bạn chỉ cần truy cập friend.com.vn để thực hiện toàn bộ thao tác sau:
- Khi bạn nhấp vào một mặt hàng và đi đến trang sản phẩm chi tiết, bạn có thể tìm được thông tin về doanh số của các sản phẩm trên Amazon, có bao nhiêu người đã đánh giá tích cực về sản phẩm và hơn thế nữa.
- Xác định các đối thủ cạnh tranh hàng đầu và khai thác thông tin về họ (đó có thể làm những người đứng ở top đầu của người từ khóa chính).
- Bạn tìm hiểu ai có sản phẩm bán chạy nhất, sau đó truy cập các trang web và Google để xem các trang web của họ và các dịch vụ sản phẩm khác.
- Bạn có thể tìm hiểu rất nhiều về đối thủ cạnh tranh của mình chỉ bằng cách mua sản phẩm của họ và trải nghiệm. Và thông qua đó bạn có thể kiểm tra quy trình chăm sóc khách hàng của họ.
Tham khảo thêm bài viết hướng dẫn nghiên cứu thị trường trên Amazon, hoặc dịch vụ Nghiên cứu thị trường của Onbrand.
2.3. Tạo Amazon Listing chỉ qua vài thao tác – list hàng lên Amazon
Bước 1: Đăng nhập vào trang Amazon Seller Central
Bước 2: Ở màn hình chính, chọn mục Inventory
Bước 3: Nhấp vào mục Add a Product
Bước 4: Chọn I’m adding a product not sold on Amazon
Bước 5: Chọn danh mục và danh mục con cho sản phẩm
Ở danh mục “catagories” hãy chọn danh mục như gợi ý ở trên để có hiệu quả nhất. Sau đó chọn các danh mục con “sub-catagories”.
Bước 6: Sau khi được chuyển tới trang thiết lập đăng sản phẩm, bạn chọn Advanced View
Bước 7: Tìm mục Vital Info Page và điền các thông tin theo yêu cầu
Bước 8: Điền tất cả các thông tin mà Amazon yêu cầu
Bước 9: Hoàn thành tất cả những dấu ! đỏ rồi nhấp Save and finish
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành quy trình listing sản phẩm lên Amazon. Các bước hầu như đều đơn giản nhưng khi thật sự bắt tay vào làm, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều lỗi – có thể do doanh nghiệp hoặc do hệ thống Amazon.
2.4. Tối ưu vận chuyển – bí quyết thành công khi bán hàng Amazon tại Việt Nam
2.4.1. Các hình thức vận chuyển/ lưu kho trên Amazon
- FBM (Fulfilled By Merchant): còn được gọi là MFN (Merchant Fulfilled Network), là hình thức bán hàng mà người bán liệt kê sản phẩm của họ lên Amazon và chọn gửi các sản phẩm của mình cho khách hàng thông qua các quy trình vận hành và logistics của riêng mình.
- FBA (Fulfillment by Amazon): là một dịch vụ hỗ trợ lưu kho và vận chuyển hàng cho người bán trên Amazon. Hiểu đơn giản là ký gửi hàng hóa của người bán trong kho của Amazon, mỗi khi có đơn hàng, Amazon sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và chuyển hàng đến tay người mua.
Nên chọn FBM hay FBA, doanh nghiệp xem thêm 2 bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất:
So sánh FBA và FBM
Tất cả những kiến thức về bán hàng FBA
2.4.2. Vận chuyển và lưu kho tiết kiệm chi phí nhất
- Kích thước
- Hình thức vận chuyển
Và một trong những chi phí tốn kém nhất khi bán hàng trên Amazon từ Việt Nam chính là chi phí vận chuyển. Có nhiều cách tiết kiệm chi phí như: ghép container với các seller khác hay đi số lượng lớn.
- Hình thức lưu kho
Trường hợp đi hàng số lượng lớn, phí lưu kho Amazon lại cao, đặc biệt là vào 3 tháng cuối năm (phí lưu kho tăng gấp 3 lần), doanh nghiệp có một lựa chọn khác đó là chuyển hàng vào kho trung gian bên ngoài. Sau đó tùy vào từng kế hoạch bán hàng cụ thể, hàng hóa sẽ được đưa vào kho Amazon dần dần.
Tìm hiểu thêm về chi phí bán hàng trên Amazon:
Toàn bộ các loại phí khi bán hàng trên amazon doanh nghiệp cần biết
2.4.3. Tạo đơn vận chuyển như thế nào? – FBA
Trước tiên, để có thể sử dụng dịch vụ kho Amazon FBA, người bán cần phải lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa và khai báo với Amazon, bao gồm:
- Những sản phẩm bạn sẽ gửi sang kho Amazon
- Số lượng của mỗi sản phẩm
- Phương thức vận chuyển hàng hóa
- Chọn ra người chuẩn bị và dán nhãn cho sản phẩm (bạn hoặc Amazon): Amazon sẽ cung cấp cho doanh nghiệp Barcode, và nó phải được dán vào sản phẩm, khác với nhãn thùng để vận chuyển sang kho Amazon.
Amazon cũng có cung cấp dịch vụ dán nhãn sản phẩm có tính phí, thông thường để tiết kiệm, doanh nghiệp nên chủ động trong việc này.
Đến đây, doanh nghiệp cần đọc kỹ hơn về quy trình tạo Shipment trên Amazon để không xảy ra sai sót.
2.5. Tối ưu trang bán hàng trên Amazon – tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng
Nếu mọi người đã đọc những bài viết trước đây của chúng tôi trên website hoặc facebook Onbrand, chúng tôi đều nhấn mạnh rằng: Thương mại điện tử là nơi người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm thông qua hình ảnh và thông tin, vì vậy việc tối ưu trang bán hàng là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh các yếu tố khác về từ khóa, về quảng cáo, giá cả, thì việc tạo cho khách hàng cảm giác sản phẩm đẳng cấp hay sản phẩm chất lượng chính là yếu tố quan trọng mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được.
Các bước và các tips tối ưu các thành phần trang bán hàng Amazon như thế nào đều được trình bày cực kỳ kĩ lưỡng và dễ hiểu trong bài viết dưới đây. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lưu lại như một tài liệu để vận dụng lâu dài.
Các thành phần trên trang bán hàng Amazon, seller buộc phải biết
2.6. Quảng cáo trên Amazon hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được chi phí
2.6.1. Amazon PPC là gì?
Amazon PPC ( Pay Per Click) là nền tảng quảng cáo mà Amazon cung cấp cho người bán hàng. Nó cho phép người bán tạo chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm của họ và sau đó tính phí mỗi khi khách hàng tiềm năng nhấp và xem quảng cáo đó.
Có 3 hình thức quảng cáo trên Amazon:
- Sponsored Products: quảng cáo sử dụng các từ khóa mục tiêu để hiển thị danh sách sản phẩm trong các tìm kiếm có liên quan.
- Sponsored Brands: quảng cáo cho phép các thương hiệu quảng cáo một tiêu đề tùy chỉnh, logo thương hiệu và tối đa 3 sản phẩm trong quảng cáo của họ, với khả năng gửi người mua hàng đến Store của họ hoặc trang đích tùy chỉnh trên Amazon.
- Product Display Ads: quảng cáo đưa người mua hàng đến các trang chi tiết sản phẩm của Amazon. Các thiết bị PDA chỉ có sẵn cho các Brand Owner nhằm mục đích đưa quảng cáo có liên quan đến người mua hàng có những sở thích nhất định hoặc đang tích cực xem các sản phẩm nào đó.
2.6.2. Tại sao PPC quan trọng đối với người bán trên Amazon?
Nếu chiến dịch Amazon Pay-Per-Click (PPC) trên Amazon được tạo và quản lý đúng cách, doanh số của bạn có thể tăng cao đáng kể, qua đó cũng tạo được khái niệm về thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng tiềm năng. Từ việc có được doanh số, nhiều người click vào trang bán hàng của bạn, khi chiến dịch quảng cáo ngưng, bạn đã có sẵn một thứ hạng nhất định nếu các yếu tô khác đang được tối ưu song song.
Không ai trở thành một doanh nghiệp “giàu có” trên Amazon chỉ bằng những chiến dịch quảng cáo. Suy cho cùng nó vẫn là một công cụ, nó chỉ giúp hỗ trợ thúc đẩy cho quá trình bán hàng của bạn nhanh chóng hơn chứ không phải là tất cả quá trình đó.
Lưu ý: Khi mới bạn chạy quảng cáo lần đầu tiên, bạn phải chấp nhận đây là lần test thị trường. Khi bạn có trong tay số liệu cho lần đầu tiên, bạn mới có cơ sở để vạch ra những chiến dịch tiếp theo dựa trên hành vi khách hàng.
Vậy cách tạo chiến lược PPC khi bán hàng trên Amazon tại Việt Nam như thế nào ?
Theo dõi bài viết của Onbrand để được hướng dẫn cụ thể về cách tạo một chiến lược quảng cáo trên Amazon.
2.7. Chăm sóc khách hàng trên Amazon – củng cố thương hiệu trong mắt người tiêu dùng online
Bạn đã có một trang bán hàng cực kỳ chuyên nghiệp, một title đầy đủ thông tin, một Bullet Point và Product Decripstion không thể đầy đủ và thu hút hơn nhưng sản phẩm của bạn doanh thu vẫn khá ít. Vậy nguyên do từ đâu? Có thể là do khâu chăm sóc khách hàng của bạn chăng?
2.7.1. Amazon đã phần nào giúp bạn chăm sóc khách hàng
Nếu bạn đã chọn dịch vụ FBA, Amazon sẽ thay bạn chăm sóc khách hàng thông qua việc:
- Vận chuyển hàng nhanh chóng trong 2 ngày với Prime Member
- Chăm sóc toàn bộ giao dịch từ khâu chọn, đóng gói, vận chuyển, đổi trả và trả câu hỏi từ khách hàng.
- Amazon chấp nhận thanh toán và cập nhật hàng tồn kho của bạn tự động.
- Amazon sẽ theo dõi để đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm khi họ nhận được sản phẩm
- Amazon xử lý các yêu cầu đổi trả hàng. (Tuy nhiên seller phải chịu khoản phí này)
Đây là điểm khác biệt nhất trong quy trình bán hàng trên Amazon so với các kênh thương mại điện tử khác. Amazon đơn giản hóa quy trình bán hàng, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.
2.7.2. Vậy nhiệm vụ của các sellers là gì trong việc chăm sóc khách hàng trên Amazon?
Giải đáp thắc mắc của khách hàng, cung cấp thông tin về sản phẩm thông qua mục trả lời câu hỏi
Triết lý kinh doanh khách hàng là số 1 đã đem đến sự thành công đối với Amazon và công ty này luôn duy trì chính sách này.
Do vậy, bất cứ đề nghị hoặc thắc mắc nào từ khách hàng của bạn, hãy ngay lập tức giải quyết trên nguyên tắc đó. Dù khách hàng phản hồi xấu hay tốt, bạn cũng nên để lại phản hồi.
Hỗ trợ sau bán hàng
Điều này đóng vai trò quan trọng để bạn bắt đầu xây dựng mối quan hệ với khách hàng của bạn, khiến họ cảm thấy có giá trị và việc họ mua sản phẩm của bạn thật sự mang lại niềm vui
Giải pháp tốt nhất cho việc này là thông qua Email và phải đảm bảo những yếu tố:
- Đảm bảo với người mua rằng họ có thể liên hệ với người bán về bất cứ điều gì liên quan đến sản phẩm mà họ đã mua và được giải quyết nhanh chóng có lợi cho họ.
- Nên mang tính cá nhân và phản ánh những gì người bán muốn truyền tải.
Lấy khách hàng làm trung tâm thúc đẩy sự đổi mới của bạn
Tính đến tháng 6 năm 2019, thành viên Amazon Prime ở Mỹ ước tính là 105 triệu người ở Mỹ (chiếm 82% số hộ gia đình ở Mỹ). Và tỷ lệ giữ chân người dùng Prime Member là 93% sau năm đầu tiên và 98% sau hai năm kể từ khai xuất hiện Prime Member.
Cùng một sản phẩm, khách hàng của Amazon có vô số lựa chọn. Bên cạnh sự khác biệt bằng sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu, còn một điều quan trọng khác đó là: dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hãy chú ý vào những món quà nhỏ mà bạn tặng kèm, một lời chúc ngắn gọn hoặc một thẻ quà tặng. Nó có thể mang lại tác dụng lớn trong việc nuôi dưỡng khách hàng đấy!
3. Những khó khăn của doanh nghiệp khi bán hàng trên Amazon tại Việt Nam
Doanh nghiệp trong nước đang có cơ hội tiếp cận thị trường thương mại điện tử toàn cầu khi Amazon chính thức đặt chân vào Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội “lên sàn” chỉ dành cho một phần nhỏ doanh nghiệp thực sự sẵn sàng và có sự chuẩn bị chu đáo.
- Chưa có nhìn nhận chính xác về những cơ hội mà Amazon mang lại
- Thiếu nguồn lực tài chính hoặc không dám đầu tư
- Tỉ lệ mở tài khoản Amazon tại Việt Nam thành công rất thấp
- Khó khăn trong tối ưu việc vận chuyển đối với hàng hóa quá khổ, việc đăng ký giấy phép, quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng quốc tế
- Chưa có đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và am hiểu về Thương mại điện tử
- Quá nhiều công việc cần phải làm, người bán không biết bắt đầu từ đâu
Người bán cần phải am hiểu rất nhiều thứ từ tâm lí khách hàng, cho đến các thủ tục, hay cả về style hình ảnh, mã vạch, quy định của amazon về sản phẩm,…
Thật may mắn vì bạn đang đọc bài viết này, chúng tôi không chỉ cung cấp cho bạn hệ thống các công việc cần phải làm mà còn có những link hướng dẫn chi tiết những công việc ấy.
- Có những rủi ro mà doanh nghiệp luôn phải ở tư thế chuẩn bị
Xem thêm về rủi ro khi bán hàng trên Amazon: friend.com.vn/vi/80-doanh-nghiep-mac-phai-rui-ro-khi-ban-hang-tren-amazon/
Xem ngay những lưu ý khi bán hàng trên Amazon từ Việt Nam!
4. Hiểu rõ chính sách bán hàng trên Amazon trước khi nhập cuộc
Kinh tế thế giới luôn thay đổi mỗi ngày, các chính sách của Amazon cũng liên tục thay đổi. Và Amazon cũng yêu cầu nhà bán hàng phải luôn cập nhật về những thay đổi đó (có hoặc không cần phải thông báo trước).
Không hiếm những người bán hàngchứng kiến tài khoản của họ bị tạm ngưng chỉ vì những thay đổi về chính sách mà họ đã không cập nhật.
Ví dụ, cách đây một vài năm, người bán trên Amazon được phép khuyến khích phản hồi tích cực bằng cách mời chào các mức giá chiết khấu đặc biệt. Nhưng hiện nay Amazon cho biết đây là một hành vi bị cấm, gọi nó là “sự thao túng review”.
Luôn cập nhật về các chính sách của Amazon có vẻ giống như là một lời khuyên đơn giản và sáo rỗng, nhưng đó là điều tối cần thiết. Hãy xem đó như một cách cập nhật kiến thức mỗi ngày, đừng cảm thấy phiền phức vì điều đó.
Để biết thêm thông tin về các Chính sách của Amazon, hãy truy cập vào trang Policies và Agreements của họ.
5. Doanh nghiệp nhận thanh toán từ Amazon bằng cách nào?
Sau khi kinh doanh và thu được lợi nhuận, Amazon sẽ trả tiền theo đúng chu kỳ theo quy định, thường là 2 tuần 1 lần.
Để nhận được tiền từ Amazon, người bán phải có tài khoản ngân hàng tại thị trường mà mình bán. Tuy nhiên điều đó hiện tại khá khó đối với người bán từ nước ngoài như chúng ta. Chính vì thế mà các Payment Platform như Payoneer, Hyperwallet, PingPong,…ra đời, giúp chúng ta có tài khoản ngân hàng ảo ở những nơi mà chúng ta mong muốn.
Payoneer là kênh nhận tiền trung gian cho người bán hàng trên Amazon. Khi đăng ký tài khoản, người bán sẽ có tài khoản ngân hàng Mỹ để nhận tiền từ Amazon. Từ đấy, người bán có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình. Bằng các bước cài đặt thanh toán đơn giản, người bán có thể nhận được nguồn tiền từ Amazon.
Kết luận
Có lẽ đến đây, chúng tôi không cần phải nói nhiều về câu chuyện hay cách bán hàng trên Amazon tại Việt Nam nữa.
Sản phẩm của Việt Nam không hề thua kém, nó chỉ bị chúng ta đóng băng, lẩn quẩn ở chính sân nhà vì hạn chế khả năng tạo hiệu ứng thương hiệu. Nếu nhìn thấy được lợi điểm kinh doanh của mình, doanh nghiệp đừng ngần ngại, hãy chớp ngay thời cơ, dẫn đầu xu hướng mới.
Hãy liên hệ ngay với Onbrand ngay khi cần hỗ trợ!
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Làm thế nào để up ảnh lên Facebook không bị giảm chất lượng ?
- Phim Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang trước năm 75
- Các bước tạo ảnh dưới biển sâu khi dùng ứng dụng PicsArt Thủ thuật
- So sánh iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max: Đâu là sự lựa chọn hoàn hảo
- Uống trứng gà sống có tác dụng gì cho sức khỏe? Có tốt như lời đồn?