Hướng dẫn ép xung card đồ họa để có hiệu suất chơi game tốt hơn

Nếu muốn card đồ họa của máy tính có thêm một chút sức mạnh mà không tốn nhiều tiền vào một mô hình mới, ép xung GPU là một cách đơn giản để thực hiện việc này. Và nó thực sự trở nên đơn giản đặc biệt trên máy tính chạy Windows. Mặc dù quá trình này mất nhiều thời gian, nhưng nó không đòi hỏi bất kỳ kiến thức cụ thể hoặc kỹ năng nâng cao nào.

Cảnh báo: Mặc dù mức độ rủi ro khá thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp ép xung GPU có thể làm hỏng các thành phần khác trong máy tính, vì vậy hãy cận trọng khi thực hiện ép xung card đồ họa.

Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một thứ như sau:

  • Một máy tính chạy Windows: Mặc dù có thể thực hiện ép xung GPU trên macOS và Linux, nhưng Windows vẫn là nơi lý tưởng để chơi game.
  • Một card đồ họa rời: card màn hình dựa trên PCI-Express vẫn là phương tiện chính để chơi các trò chơi PC cao cấp. Hướng dẫn này sẽ thực hiện trên card đồ hoạ AMD và NVIDIA di động trên máy tính xách tay tuy nhiên bạn không nên ép xung những chiếc máy đó, vì máy tính xách tay tản nhiệt rất khó. Và không nên ép xung trên đồ họa Intel hoặc các hệ thống tích hợp khác.

Xem thêm: Card đồ họa nào tốt cho laptop chơi game

  • Công cụ đo hiệu suất: Bạn cần một công cụ để đẩy card đồ họa lên đến mức tối đa của nó để kiểm tra tính ổn định khi ép xung. Bạn có thể sử dụng các công cụ đo hiệu suất tích hợp sẵn trong game PC hoặc các chương trình khác được thiết kế với mục đích đo hiệu suất. Ở đây sẽ sử dụng công cụ Unigine Heaven vì nó hiển thị số liệu thống kê như xung nhịp và nhiệt độ GPU trong quá trình chạy, rất tiện dụng nếu chỉ có một màn hình.
  • MSI Afterburner: Đây là công cụ để ép xung GPU dựa trên Windows. Tuy nhiên đừng để tên của nó đánh lừa bạn, mặc dù phần mềm được cung cấp miễn phí bởi hãng sản xuất card đồ họa MSI, nhưng bạn không cần card MSI, nó vẫn hoạt động trên các GPU NVIDIA hay AMD.
  • GPU-Z: Một yếu tố chính nữa của việc ép xung máy tính. Tốt nhất là bạn nên mở nó trong khi thực hiện ép xung để có thể xem kết quả trong thời gian thực.

Khi đã cài đặt tất cả các công cụ trên, hãy thực hiện theo các bước sau đây để ép xung card đồ họa để cải thiện hiệu suất chơi game.

Bước 1: Tìm kiếm thông tin card đồ họa của bạn trên Google

Mỗi card đồ họa đều khác nhau và là những chiếc máy rất phức tạp. Kết quả ép xung của bạn sẽ cụ thể cho máy tính và GPU của bạn. Bạn sẽ không nhận cùng kết quả với người có card đồ họa Strix ASUS GTX 970, và phải tự thực hiện quá trình ép xung để xem card đồ họa của bạn có thẻ xử lý được không.

Tốt nhất người dùng nên kiểm tra và nắm rõ thông tin về phần cứng máy tính của mình càng nhiều càng tốt. Thực hiện tìm kiếm ép xung card đồ họa của mình trên Google và xem kết quả của những người khác đã nhận được để tham khảo.

Tìm kiếm thông tin card đồ họa

Ví dụ, bài viết này sẽ thực hiện ép xung một card đồ họa NVIDIA GeForce GTX 970, nổi tiếng có vấn đề về bộ nhớ, nhưng điều này thực sự không ảnh hưởng đến việc ép xung nó. Thực hiện tìm kiếm “ép xung GTX 970” và tìm thấy rất nhiều kết quả, thậm chí có một vài video trên YouTube và tham khảo các hướng dẫn này trước khi tự thực hiện rất hữu ích. Lưu ý, bạn cũng nên kiểm tra xem máy tính có chạy driver video của card đồ họa mới nhất không.

Bước Hai: Đánh giá hiệu suất cấu hình gốc

Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác ép xung nào, hãy chạy công cụ đo hiệu suất và thiết lập card đồ họa ở mức cao để có thể đẩy GPU lên sức mạnh tối đa. (Kiểm tra GPU-Z trong khi đang chạy công cụ đo hiệu suất hoặc sau đó để đảm bảo nó đã đẩy card lên đến mức 100% – nếu không, hãy thiết lập đồ họa trong chương trình kiểm tra hiệu suất).

Đánh giá GPU gốc

Trong bài hướng dẫn này sẽ sử dụng ba công cụ kiểm tra hiệu suất trên card đồ họa GTX 970 gốc trước khi thay đổi trong ứng dụng Afterburner, kết quả là:

  • Shadow of War benchmark: số khung hình trên giây trung bình: 40,9; tối đa: 79,9 và tối thiểu là 24,2.
  • 3D Mark Sky Diver: điểm đồ họa: 33683, điểm vật lý: 7814 và điểm kết hợp: 16826.
  • Heaven: Tổng điểm: 1381, số khung trên giây trung bình 54,8, 123,6 tối đa và 24,5 tối thiểu.

Lưu kết quả của bạn ở bất kỳ định dạng nào có sẵn. (Một số công cụ đo hiệu suất trong trò chơi không có tùy chọn lưu kết quả nên bạn chỉ có thể ghi chúng lại.) Nếu sử dụng Heaven, hãy lưu ý rằng để thực sự ghi lại quá trình kiểm tra, bạn cần phải nhấp vào nút “Benchmark” góc trên bên trái.

Bước 3: Sử dụng Afterburner để tăng xung nhịp điện áp GPU

Chúng ta sẽ sử dụng công cụ ép xung Afterburner để tăng điện áp và xung nhịp GPU. Xung nhịp là tốc độ bên trong mà bộ xử lý lõi GPU tự chạy và điện áp là lượng điện tính bằng volt mà tổng thể card được thiết lập để lấy từ nguồn điện máy tính.

Thay đổi một trong hai giá trị này có thể làm cho GPU và máy tính của bạn ở trạng thái không ổn định. Mục đích là tăng từ từ xung nhịp và điện áp cho đến khi đạt độ ổn định tối đa. Lưu ý rằng trong phiên bản mới nhất của Afterburner, bạn có thể phải nhấp vào nút Settings (biểu tượng bánh răng) và bật tùy chọn “unlock voltage control” để xuất hiện thanh trượt điều chỉnh.

Chọn tùy chọn "Unlock voltage control"

Ghi lại các cài đặt gốc hoặc có thể chụp màn hình máy tính trong trường hợp bạn muốn quay trở lại cài đặt ban đầu.

Thay đổi xung nhịp đầu tiên, nâng nó lên 10 đến 20 MHz, sau đó áp dụng các thiết lập với nút đánh dấu. Chống lại việc tăng nhanh xung nhịp bằng các mảnh lớn, nếu không sẽ khiến máy tính bị sụp đổ hoàn toàn và dừng đột ngột quá trình.

Thay đổi xung nhịp

Kiểm tra GPU-Z để đảm bảo rằng GPU đang sử dụng giá trị xung lõi mới. Sau khi áp dụng các thay đổi trong Afterburner, GPU-Z sẽ hiển thị xung “active” mặc định và các giá trị ép xung mới ở trong trường “Default Clock” và “GPU Clock”.

Giá trị ép xung mới

Bây giờ chạy công cụ kiểm tra hiệu năng, bạn nên chú ý đến các giá trị và điểm FPS. Nếu kết quả tốt, lặp lại quá trình trên và chạy công cụ kiểm tra hiệu năng cho đến khi bạn thấy xuất hiện một trong các trường hợp sau: 1) chương trình kiểm tra hiệu năng bị lỗi, 2) driver GPU gặp trục trặc, hoặc 3) bắt đầu thấy các thành phần lạ hiển thị trong đồ họa của công cụ kiểm tra hiệu năng chẳng hạn như các khối màu đen hoặc một màu. Đây là kết quả của việc ép xung không ổn định.

Khi điều này xảy ra, bạn có thể làm một trong hai việc sau: trở lại mức MHz cuối cùng máy tính không bị ảnh hưởng, và thực hiện một ép xung nhẹ hoặc có thể tăng điện áp GPU cho phép nó ở mức thậm chí còn cao hơn . Tăng nó lên 5mV và chạy lại công cụ kiểm tra một lần nữa, hy vọng sẽ không còn những dấu hiệu lạ và mọi thứ ổn định trở lại.

Tăng điện áp

Tiếp tục lặp lại quá trình này, tăng 10MHz vào xung lõi cho đến khi bạn nhìn thấy các điểm hoặc công cụ đo hiệu suất sụp đổ, tăng 5mV (milivolt) cho bộ vi xử lý, chạy lại công cụ kiểm tra và xem nó có ổn định không.

Lưu ý nếu tăng điện áp, cũng dẫn đến nhiệt độ GPU tăng, do đó hãy lưu ý đến nhiệt độ. Công cụ Heaven đặc biệt hữu ích trong việc này bởi vì nó hiển thị tốc độ và nhiệt độ GPU theo mặc định. GPU sẽ tự động chạy quạt để làm mát nếu cần thiết, nhưng có một mức tối đa được thiết lập trước sẽ kích hoạt việc tắt máy nếu vượt quá mức đó. Ngay cả khi ép xung, bạn không nên vượt quá ngưỡng đó do vậy cố gắng giữ cho GPU ít nhất một vài độ dưới giới hạn này, giá trị này được hiển thị dưới dạng “Temp. Limit” trong Afterburner. Bạn có thể điều chỉnh vượt quá mức của nhà sản xuất, nhưng sẽ gây hỏng card đồ họa.

Khi đã đạt mức không thể điều chỉnh thêm xung nhịp và điện áp được nữa vì nhiệt độ quá cao hoặc vì xảy ra hiện tượng sụp đổ, trở lại giá trị xung nhịp, điện áp ổn định cuối cùng. Đây là lần ép xung cuối cùng của bạn.

Bước 4: Thực hiện stress test cho ép xung cuối cùng

Đây là kết quả thực hiện ép xung card đồ họa: xung nhịp đạt đến giá trị hơn 210MHz và điện áp tăng 5mV. Đây là giá trị kiểm tra hiệu suất cuối cùng:

  • Shadow of War benchmark: Số khung hình trên giây trung bình 44,3, tối đa là 72,2 và tối thiểu 24,1.
  • 3DMark Sky Diver: điểm đồ hoạ: 33797, điểm vật lý: 7808, và điểm kết hợp là 16692.
  • Heaven: tổng số điểm: 1512, số khung hình trên dây trung bình 60,0, 134,3 tối đa và 27,3 tối thiểu

Khi tìm thấy cài đặt “cuối cùng” của mình, bạn nên sử dụng Heaven và chạy nó trong khoảng một hoặc hai giờ. Điều này sẽ kiểm tra tính ổn định của card đối với các phiên trò chơi dài hơn. Việc sử dụng lâu dài sẽ kiến card phải làm việc nhiều hơn, tích tụ nhiệt độ cao. Nếu khi chạy benchmark trong thời gian dài bạn thấy xuất hiện hiện tượng không ổn định có thể quay trở về mức ép xung trước để có thể chơi được các phiên trò chơi kéo dài.

Thực hiện stress test

Khi chạy thành công Heaven trong vài giờ mà không gặp bất kỳ vấn đề gì, điều này có nghĩa là bạn đã đạt được mức ép xung ổn định.

Kiểm tra tốc độ xung của bộ nhớ, quản lý quạt và hồ sơ ép xung

Với Afterburner, bạn có thể tăng xung nhịp của bộ nhớ GPU. Điều này có thể tăng hiệu suất, nhưng thực hiện khó hơn so với ép xung bộ xử lý và tăng điện áp, do đó, trừ khi bạn sẵn sàng dành nhiều giờ để cải thiện hiệu suất lên 1-2%, nếu không thì hãy bỏ qua nó. Quá trình này tương tự như quá trình trên: tăng từ từ với lượng nhỏ, kiểm tra, lặp lại quá trình, quay trở lại mức trước nếu không ổn định.

Ngoài ra, Afterburner có thể điều chỉnh tốc độ quạt trên GPU nhưng chế độ “auto” theo mặc định có thể là giá trị tốt nhất nên bạn không cần phải thay đổi. GPU sẽ tự động tăng hoặc giảm tốc độ quạt khi cần thiết nhờ bộ cảm biến nhiệt độ.

Một khi bạn đã hoàn thành việc chỉnh sửa mọi thứ trong Afterburner, hãy nhìn vào góc dưới bên phải của giao diện. Hãy chắc chắn rằng các biểu tượng khóa là “unlocked” (chỉ cần nhấp vào nếu nó không được mở), sau đó nhấp vào đĩa mềm tùy chọn “Save“.

Hồ sơ ép xung

Khi các biểu tượng hồ sơ đã được đánh số nhấp nháy màu đỏ, hãy click vào “2”. Đặt lại cài đặt về mặc định, sau đó nhấp vào nút lưu lại, sau đó click vào “1”. Bằng cách này bạn có thể dễ dàng áp dụng và gỡ bỏ cài đặt ép xung khi bắt đầu chơi và khi đã hoàn thành.

Điều này cũng hữu ích nếu gặp phải vấn đề. Khi bắt đầu chơi trò chơi thực tế, hãy lưu ý về bất kỳ sự cố nào xảy ra vì các trò chơi khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với ép xung. Hầu hết các trò chơi đều có thể làm hoạt động tốt, nhưng có thể một trò chơi “không thích” quá trình ép xung và gặp sự cố hoặc các trục trặc khác. Tất nhiên, một số trò chơi có thể tự động sụp đổ bất kể thay đổi nào bạn đã thực hiện trong GPU.

Nếu gặp rắc rối, chỉ cần tải hồ sơ “1” và chơi mà không cần ép xung. Nhưng nếu đã thực hiện kiểm tra stress test đúng, bạn sẽ thấy rằng hiệu suất trò chơi tăng đáng kể.

Chúc các bạn thực hiện thành công và chơi game vui vẻ!

Xem thêm:

  • Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn
  • Những điều cần biết về ép xung máy tính
  • Hướng dẫn ép xung CPU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *