Hướng dẫn vẽ biểu đồ Tròn (địa lý) – ÔN THI ĐỊA LÝ – OTDL Channel

a. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ Tròn (địa lý)

lý thuyết tron 1

b. Cách vẽ biểu đồ Tròn (địa lý)

lý thuyết tron 2

c. Cách nhận xét biểu đồ Tròn (địa lý)

lý thuyết tron 3

d. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ Tròn (địa lý)

Tròn ATròn B

e. Nên dùng thước đo % (không cần lấy % x 3,6o), không nên dùng thước đo độ

Thước đo %

g. Ví dụ minh họa cụ thể biểu đồ Tròn (địa lý)

VD tron 1

VD tron 2

aaaaaaa

bbbbbbbbbb

2015 (minh họa)2016 (chính thức)

de-minh-hoa-2017-tron

Ví dụ khác

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NGỌT VÀ NƯỚC MẶN, LỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

CỦA VIỆT NAM, NĂM 2005 VÀ NĂM 2014

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

Diện tích

2005

2014

Diện tích nước ngọt:

-Nuôi cá

281,7

302,8

-Nuôi tôm

4,9

4,5

-Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

1,6

1,2

Diện tích nước mặn, lợ:

-Nuôi cá

10,1

36,9

-Nuôi tôm

528,3

363,0

-Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

122,2

29,8

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích mặt nước ngọt và nước mặn, lợ nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, năm 2005 và năm 2014.

  2. Rút ra những nhận xét cần thiết.

Cách vẽ:

1.Vẽ biểu đồ:

*Tính quy mô bán kính nữa đường tròn:

Quy mo (ban kinh)

*Tính cơ cấu (%):

Co cau (%)

Áp dụng cách tính như trên, ta được bảng kết quả đầy đủ sau:

Bảng: Cơ cấu diện tích mặt nước ngọt và nước mặn, lợ nuôi trồng thuỷ sản

của Việt Nam, năm 2005 và năm 2014

(Đơn vị: %)

Năm

Diện tích

2005

2014

Diện tích nước ngọt:

100,0

100,0

-Nuôi cá

97,7

98,2

-Nuôi tôm

1,7

1,5

-Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

0,6

0,3

Diện tích nước mặn, lợ:

100,0

100,0

-Nuôi cá

1,5

8,6

-Nuôi tôm

80,0

84,5

-Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

18,5

6,9

*Vẽ biểu đồ:

Lưu ý:

-Tổng cơ cấu 100% tương ứng nữa đường tròn (1800).

-Do đó 1% tương ứng cung 1,80 của đường tròn.

Bieu do

2.Nhận xét (và phân tích bảng số liệu):

-Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam từ 2005 – 2014 giảm từ 948,8 xuống 738,2 nghìn ha, năm 2014 giảm 1,3 lần năm 2005, cụ thể:

+Diện tích mặt nước ngọt tăng: gấp 1,1 lần (308,5 nghìn ha so với 288,2 nghìn ha)

+Diện tích mặt nước mặn, lợ giảm: gấp 1,5 lần (660,6 nghìn ha so với 429,7 nghìn ha)

-Về quy mô diện tích nước mặn, lợ luôn cao hơn diện tích mặt nước ngọt, cụ thể:

+Năm 2005: gấp 2,3 lần (660,6 nghìn ha so với 288,2 nghìn ha)

+Năm 2014: gấp 1,4 lần (429,7 nghìn ha so với 308,5 nghìn ha)

-Về cơ cấu:

+Đối với diện tích mặt nước ngọt:

-Nuôi cá chiếm lớn nhất: 97,7% và 98,2%, tăng 21,1 nghìn ha.

-Nuôi tôm (dưới 2%), nuôi hỗn hợp, thuỷ sản khác (dưới 1%) chiếm rất nhỏ, ít biến động.

+Đối với diện tích mặt mặn, lợ:

-Nuôi tôm chiếm lớn nhất: 80,0% và 84,5%, nhưng giảm 165,3 nghìn ha.

-Nuôi cá chiếm khá nhỏ, tăng nhanh: 26,8 nghìn ha (1,5% lên 8,6%)

-Nuôi hỗn hợp, thuỷ sản khác chiếm khá, giảm nhanh: 92,4 nghìn ha (18,5% xuống 6,9%)

=>Nhìn chung, Diện tích mặt nước ngọt tăng khá, chiếm chủ yếu là diện tích nuôi cá; đối với diện tích mặt nước mặn, lợ nhiều hơn diện tích mặt nước ngọt, đang có xu hướng giảm và chiếm chủ yếu là diện tích nuôi tôm.

Originally posted 2021-10-04 16:53:59.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *