Trong số các hoạt động chào mừng thầy cô nhân ngày 20/11 thi diễn hài kịch mang tới nhiều niềm vui và tiếng cười nhất
I. Các bước để tạo ra kịch bản tiểu phẩm hài về ngày 20/11 thú vị
Với các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, việc xây dựng một kịch bản tiểu phẩm về ngày 20/11 không đơn giản. Tuy nhiên, nếu làm theo các bước mà DongNaiArt gợi ý dưới đây, chắc chắn các bạn sẽ có được những tiểu phẩm hài kịch 20-11 độc đáo và ấn tượng.
Đầu tiên, các bạn cần chọn nội dung cho tiểu phẩm. Để có một nội dung hấp dẫn, các bạn nên chọn chủ đề về trường lớp, thầy cô và học sinh bởi đối tượng xem chính là các thầy cô và học sinh trong toàn trường.
Sau khi đã chọn được nội dung và đối tượng xem chính, bạn cần cân nhắc chọn thủ pháp nghệ thuật cho kịch bản của mình và loại hình diễn. Có các loại thủ pháp cơ bản thường được sử dụng như:
Phóng đại, liên tưởng Ẩn dụ Cảnh báo (đánh vào nỗi lo lắng nào đó)
Loại hình diễn phổ biến gồm:
Kịch câm 20/11 – Hài kịch 20-11 – Nhạc kịch 20/11
Vì là sản phẩm kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam nên các bạn cần ưu tiên xây dựng tình huống thực tế. Cuối cùng điều quyết định kịch bản tiểu phẩm hài về ngày 20/11 có được người xem công nhận hay không là tính logic. Cho nên dù xây dựng nhân vật như thế nào, thông điệp ra sao, tình huống gì thì cũng phải để tính logic lên hàng đầu.
Như vậy là bạn đã nắm rõ các bước để tạo ra kịch hài về ngày 20/11. Nếu trong trường hợp vẫn chưa có ý tưởng nào, hãy tham khảo 2 mẫu kịch bản 20/11 hay dưới đây.
II. Mẫu kịch bản tiểu phẩm về ngày 20/11
1. Mẫu 1 – Hãy nắm chặt tay nhau
Nhân vật trong tiểu phẩm:
– Bạn Hoàng Kỳ Anh : trong vai Hoàng – là bạn học sinh mồ côi cha sống với mẹ. Mẹ bị tàn tật nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ở lớp, Hoàng là một học sinh nghịch ngợm, hay trêu chọc bạn bè và làm cô giáo rất phiền lòng.
– Bạn Ngọc Ánh : trong vai cô giáo.
– Nhóm HS trong vai các bạn cùng lớp.
Cảnh trong lớp:
Trống vào lớp, các bạn đang ngồi chăm chú ôn bài. Hoàng bước vào.
Hoàng : Xin chào các bạn!
Một bạn đứng lên gọi: Hoàng ơi, chuẩn bị thi giữa kỳ rồi, vào ôn bài với chúng tớ đi.
Hoàng: Tớ đang đói quá, chẳng có tâm trạng học hành đâu.
Hoàng chỉ vào Ngọc: À Ngọc à, hôm nay bạn có mang đồ ăn cho mình không?
Ngọc lấm lét: Nhưng mà tớ hôm nay hết tiền rồi.
Hoàng: Cái gì, không có là sao, tớ không chịu được đói đâu. Có ai có gì ăn không?
Lan: Có, tớ còn cái bánh mỳ chưa kịp ăn đây.
Hoàng(giằng lấy, ăn liền): Bánh mỳ cũng được, ăn tạm vậy.
Vừa lúc đó, cô giáo bước vào lớp.
Cả lớp đứng dậy chào cô
Cô giáo nhìn Hoàng: Hoàng, em ngồi vào chỗ đi.
Hoàng miễn cưỡng ngồi xuống.
Cô giáo: Tôi có một tin muốn thông báo cho các em, đó là nhà trường chúng ta đang chuẩn bị chương trình: Hoà nhịp đập con tim để ủng hộ cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn và dặc biệt 2 em Vi và Nhi bị mắc căn bệnh hiểm nghèo. Vì vậy bây giờ, cô sẽ hướng dần các em gấp những con sếu trắng, biểu tượng cho sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống, các em có đồng ý không?
Tất cả học sinh: Đồng ý ạ! Đồng ý ạ!
Bỗng mặt Lan tái mét, tay ôm bụng.
Cô giáo cùng các bạn chạy tới, người xoa dầu, người hỏi han.
Cô giáo: Sáng nay con đã ăn gì chưa?
Lan: Dạ… Dạ… con ăn rồi ạ!
Cô giáo: Con đã ăn gì nào?
Ngọc: Dạ … Dạ …
Tuấn Hùng: Thưa cô, hôm nay bạn Lan chưa ăn gì đâu ạ! Lúc nãy, Hoàng đã lấy bánh mỳ của Lan.
Cô giáo (nhìn sang Hoàng): Con đã lấy phần ăn sáng của bạn à?
Hoàng (gãi đầu): Dạ…dạ … lúc nãy em đói quá nên đã lấy bánh mỳ của bạn ạ.
Cô giáo: Sáng nay con chưa ăn gì sao?
Hoàng (bật khóc): thưa cô, tại con đói quá ạ. Con xin lỗi cô, tớ xin lỗi các bạn.
Cô giáo (ôm Hoàng vào lòng vỗ về): Hoàng Cô đã hiểu hoàn cảnh của con. Nhưng con ạ, ông bà ta đã dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm. Lần sau, nếu khúc mắc thì hãy chia sẻ với cô, với các bạn, cô và các bạn sẽ giúp con, được không nào?
Quay lại với các học sinh khác: Còn các con, lần sau chúng mình có quà gì đều chia sẻ với bạn nhé! Các con có đồng ý không?
Tất cả học sinh: đồng ý ạ! Đồng ý ạ!
Cô giáo: Cô rất vui khi các con đã hiểu và biết chia sẻ vui buồn với bạn. Các con đều như là anh em một nhà.
Bây giờ, cô sẽ mua bánh mì cho các con và chúng ta cùng gấp sếu giấy nhé!
Tất cả học sinh: Cảm ơn cô, cảm ơn cô.
Cô giáo cùng học sinh: Hãy nắm chặt tay nhau, Cảm thông và chia sẻ, Hoà nhịp đập con tim.”
2. Mẫu 2 – THẦY ƠI! EM ĐÃ SAI … HAI LẦN!
* Bối cảnh 1:
– Màu chủ đạo: Nội – Sáng.
– Cảnh 1: TRONG PHÒNG HỌC – TRƯỚC GIỜ HỌC.
Hoàn cảnh diễn ra: Mười lăm phút đầu giờ, giáo viên phụ trách ĐTN (Thầy Khánh) đi kiểm tra nề nếp các lớp. Khi đi gần đến cửa lớp 10G, từ hành lang thầy Khánh đã nhìn thấy Nam (một học sinh trong lớp 10G) sử dụng điện thoại di động để nhắn tin (điều này là vi phạm nội quy nhà trường của trường THPT X). Từ hành lang, thầy Khánh không rời mắt khỏi Nam đến khi vào đến bàn giáo viên. Trong lúc thầy Khánh vào, do ngồi bàn cuối nên Nam nhanh tay lén vứt điện thoại vào sọt rác và thọc tay vào túi lấy 1000 đồng tráo thay điện thoại.
– Động:
+ Cả lớp đang nói chuyện xôn xao xen lẫn tiếng cảnh báo “Thầy Khánh kìa! Thầy Khánh tới kìa! Im – im!”. Cả lớp im phăng phắc!
+ Thầy Khánh: Nam, em lên đây thầy bảo!
+ Nam: Dạ! (Lúi cúi sọt dép vào rồi bình thản bước lên, vừa đi vừa cầm 1000đ xếp xếp, uốn uốn giả ngây)!
+ Thầy Khánh: Cái điện thoại lúc nảy em sử dụng đâu rồi?!
+ Nam: (giả ngơ ngác!) điện thoại gì thầy???!!!
+ Thầy Khánh: Thầy hỏi lại một lần nữa: Cái điện thoại lúc nảy em sử dụng đâu rồi?!
+ Nam: Em có biết gì đâu ạ!? Em cầm 1000 đồng xếp chơi mà!
+ Thầy Khánh: (Tỏ vẻ bực tức trước thái độ cố tình gian dối của học sinh mình nhưng cố kìm nén) Em khẳng định là em không có sử dụng điện thoại đúng không???
+ Nam: …… dạ! (Nhưng hơi nhỏ giọng – nhát gừng).
+ Thầy Khánh (quay xuống lớp): Lớp trưởng đâu?
+ Ngân (lớp trưởng): dạ! Có em!
+ Thầy Khánh: Bí thư đâu?
+ Trinh (bí thư): dạ có!
+ Thầy Khánh: Lớp trưởng, bí thư và cả tập thể lớp chúng ta hãy chứng kiến vụ việc này! Giải quyết xong tôi lập biên bản sau. (Nói xong, thầy Khánh quay sang Nam)
+ Thầy Khánh: Tôi hỏi lại một lần nữa: Cái điện thoại lúc nảy em sử dụng đâu rồi?!??!!!
+ Nam: (cao giọng): đã nói không có sử dụng mà hỏi hoài.
+ Thầy Khánh: (đứng dậy – chống nạnh) Nếu tôi điều tra ra và xét ra cái điện thoại của em, em tính sao?
+ Nam: Tính sao tùy!
+ Thầy Khánh: (hạ giọng, gọi chân tình) Nam! em ngoan cố lắm! Đúng ra thầy không xử lý nặng những tình huống sử dụng điện thoại. Thầy chỉ nhắc nhở thôi, nhưng … (nghẹn ngào) thầy buồn em quá! Buộc thầy phải xử lý để em và các bạn khác rút kinh nghiệm. Thứ nhất: vi phạm nội quy nhà trường là sử dụng điện thoại trong lớp học. Thứ hai: em có hành vi phi tang, gian dối không thành khẩn nhận khuyết điểm. (Vừa nói, Thầy Khánh vừa đi xuống cuối lớp cúi người tìm điện thoại và … tìm hồi lâu, thầy thấy nó trong sọt rác).
+ Thầy Khánh: (thầy Khánh giơ cao điện thoại cho cả lớp xem và đưa hướng về Nam) Giờ tính sao Nam?
+ Nam: Dạ em biết lỗi rồi! (nói nhỏ lí nhí trong miệng)
+ Thầy Khánh: (nghẹn ngào – đỏ mặt): Mời em xuống văn phòng và mời đại diện tập thể lớp là lớp trưởng cùng đi.
Kịch bản tiểu phẩm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam là yếu tố không thể thiếu * Bối cảnh 2:
(trong lúc chuyển cảnh thì lời thoại ngắn diễn ra) Thầy Khánh đi ngang phòng giáo viên, tiện đường nên mời đột xuất GVCN 10G dự họp.
+ Thầy Khánh: Cô Chi ơi! Mời cô dự họp đột xuất tí xíu nha cô!
+ Cô Chi: Có việc gì không thầy Khánh?
+ Thầy Khánh: À! Vụ học sinh lớp 10G vi phạm nội quy, cần phối hợp GVCN xử lý đó mà!
+ Cô Chi: họp ở đâu vậy thầy?
+ Thầy Khánh: Văn phòng Đoàn nhé cô!
+ Cô Chi: Rồi! Tôi qua liền!
Màu chủ đạo: Nội – Sáng.
– Cảnh 2: TRONG VĂN PHÒNG ĐOÀN.
+ Thầy Khánh: Mời cô Chi ngồi! em Ngân ngồi đây, Nam đứng kia!
+ Thầy Khánh: Nam, em trình bày đi!
+ Nam: (Khóc khúc khíc, hic hic) Dạ em biết lỗi rồi!
+ Cô Chi: Lỗi gì?! Em trình bày cho rõ xem nào!
+ Nam: Dạ! em sử dụng điện thoại.
+ Thầy Khánh: chỉ có vậy thôi à?
+ Nam: dạ… ! dạ … em … e…m ! Em nói dối thầy!
+ Cô Chi: (Thở dài) Mẹ cho tiền chi tiêu việc học, em dùng vào những việc vô bổ không hà! Chơi game, sử dụng điện thoại …! Nhắc hoài các giờ SHL, giờ cũng vậy. Nhà thì khó khăn, em nên tiết kiệm để tập trung cho việc học chứ. Em sử dụng vậy là lãng phí, ảnh hưởng và chi phối việc học, vi phạm nội quy và giờ nghiêm trọng hơn nữa là nói dối với thầy. Cô thật sự buồn em quá!
+ Nam: (hix hix) Thưa thầy! (hix hix) Thưa cô! Cho em xin lỗi! (hu hu hic) Trong lúc bồng bột muốn che giấu khuyết điểm, em đã cố tình đánh mất mình. Xin thầy cô tha lỗi, mai mốt (hic hic hu) hỏng dám vậy nữa!
+ Ngân: Thầy cô ơi! Bạn Nam biết lỗi rồi! Mong thầy cô xem xét nhẹ nhẹ cho bạn ấy!
+ Thầy Khánh: Nam nè! Lúc nảy thầy thật sự rất giận em! Thầy làm tới nơi tới chốn, điều tra ra cái điện thoại em mới chịu hối lỗi. Giờ có lỗi gì, em nói thầy cô với bạn nghe coi!
+ Nam: Dạ! Thầy cô cho em xin lỗi!
Thứ nhất: em có lỗi vì chưa biết tiết kiệm.
+ Ngân: (chao mày nhìn Nam, gọi) Nam! Bạn nói gì dạ! Bạn có sao không!
+ Nam: Không, mình không sao! Mình đang rất bình tĩnh! Thưa thầy cô và bạn Ngân! Em không biết tiết kiệm tiền của ba mẹ cho em để chi vào việc học, không biết quý trọng, tiết kiệm thời gian rảnh rỗi để ôn bài, học bài.
(Nói xong, Nam tiếp!) Thứ hai: giá trị đạo đức của em bị đánh mất trong phút chốc vì em quá nông nỗi! Em đã đánh mất mình! Hi vọng thầy cô và bạn cho em cơ hội được lấy đây làm bài học sâu sắc nhất và em xin hứa không tái phạm từ đây!
+ Ngân (hic hic): Rút khăn giấy lau nước mắt!
+ Thầy Khánh: đây, biên bản vi phạm đây! Em đọc rồi ký vào! Cô Chi và em Ngân cũng ký luôn.
+ Cô Chi: (quay sang thầy Khánh) Vụ này xử sao thầy Khánh?
+ Thầy Khánh: cô chủ nhiệm Nam, giao cho cô xử lý luôn. Bên Đoàn có đề nghị hình thức ghi trong biên bản rồi. Gian dối thì giống như VPKT, hạnh kiểm Yếu ở học kỳ này!
+ Ngân: (vẻ nũng nịu van xin) Thầy! Không xem xét nhẹ cho Nam được hả thầy!
+ Thầy Khánh: Đó là cái giá của một bài học đấy em ạ! Nhưng cái giá của nó kha khá cao! Bạn ấy đã làm, … chịu thôi! (xòe 2 tay sang 2 bên, rún vai).
* Bối cảnh 3: BA NĂM SAU – NĂM HỌC CUỐI CẤP CỦA NAM
Tình huống: Nam tìm gặp thầy Khánh xin xác nhận hồ sơ Đoàn viên để dự thi vào quân đội. (thầy Khánh đang ngồi trong VP Đoàn).
Cảnh 3: TRONG VĂN PHÒNG ĐOÀN
+ Nam: Dạ em chào thầy!
+ Thầy Khánh: à! (ngước sang nhìn Nam, bỏ bút xuống nói) Có gì không em!
+ Nam: Dạ! thầy cho em xin xác nhận hồ sơ Đoàn viên, để em đăng ký thi vào quân đội.
+ Thầy Khánh (chau mày): Thi quân đội à! Tốt đấy! vào đấy có cơ hội và điều kiện rèn luyện tốt lắm em ạ!
(nói xong, thầy Khánh chợt nhớ chuyện cũ, thầy quay lại nói tiếp): Ủa! năm lớp 10 em được HK gì?
+ Nam: dạ! HK I em HK Yếu. HK II HK Tốt. Cả năm Cô Chi xếp em Loại Khá. 2 năm còn lại em được loại tốt hết thầy ạ!
(Nói xong, Nam nghiêm nghị khoanh tay lại): Dạ thưa thầy! Thầy đã cho em một bài học rất bổ ích, từ đó tới giờ em luôn ghi nhớ và khắc vào tâm. Em đã có ý thức học từ đó, không lãng phí thời gian, tiền bạc, không gian dối… Môi trường này và nhờ thầy đã rèn luyện cho em trưởng thành được như hôm nay thầy ạ! Em cảm ơn thầy!
+ Thầy Khánh: Nam à! Thật sự thì thầy cũng rất đắn đo khi đề nghị xếp em HK Yếu. Nhưng chỉ có như vậy em mới thức tỉnh và hối hận. Thầy thương các em như nhau, không ghét bỏ em nào, nhưng … thương đôi lúc cũng phải “cho roi cho vọt”. Em không trách thầy chứ!
+ Nam: Dạ! Em sai, mà sai đến hai lần! Em nào dám trách thầy chứ!
+ Thầy Khánh (cầm xác nhận trên tay): Nam nè! Em và các bạn khác đều là học trò của thầy, thầy mong sao các em luôn chững chạc và thành đạt. Giờ em sắp TN ra trường rồi, thầy chỉ mong sao tụi em vững bước trên đường đời với những kiến thức, đạo đức mà thầy cô truyền đạt, tự tin, luôn là chính mình, không được đánh mất mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây, xác nhận của em đây! (rưng rưng ngước lên cao!)
+ Nam (Cầm xem xác nhận, vẻ bất ngờ): Ủa!!??? em được xếp loại Đoàn viên tốt hả thầy?
+ Thầy Khánh: Sao em? Có vấn đề gì à?
+ Nam: Em bị … vậy, thầy cũng xếp em tốt à?!
+ Thầy Khánh: Thì … bây giờ chẳng phải em đã tu dưỡng rèn luyện được tốt rồi sao??!! Chỉ mỗi lần đó thôi, nữa còn lại của năm lớp 10 và 2 năm cuối cấp, em đã tu dưỡng rèn luyện và phấn đấu rất tốt theo nhiệm vụ của người đoàn viên. Em đã thực hiện tiêu chí xây – chống đầy đủ. Lý do gì thầy xếp em không tốt chứ!!??
+ Nam (mừng rỡ, khúm núm cầm tay thầy): Dạ em cảm ơn thầy! Thầy đã thêm một lần nữa dạy cho em bài học lòng vị tha. Thầy ơi! Em rất quý trọng thầy! Em yêu thầy, thầy ạ!
Trên đây là hướng dẫn cách để tạo ra kịch bản tiểu phẩm hài về ngày 20/11 và 2 mẫu kịch bản hay và ý nghĩa. Thông qua bài viết, hi vọng các bạn có thể tự sáng tạo ra những kịch bản tiểu phẩm chào mừng thầy cô hấp dẫn hơn nữa.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách làm 5 loại hoa từ giấy nhún ĐƠN GIẢN nhưng SIÊU ĐẸP – Mẹo hay cuộc sống
- Cách Chèn Sub (Phụ Đề) Vào Video Chuyên Nghiệp Nhất
- Tải Truy Kích Mobile Trung Quốc cực kỳ đơn giản | xboxoz360gamer
- MỘT SỐ TÊN GỌI BỘ PHẬN CỦA XE MÁY MÀ CHÚNG TA THƯỜNG XUYÊN ĐỌC SAI
- [Tư vấn] Điện thoại cho người già loại nào tốt nhất hiện nay?