【Kinh tế tri thức là gì】Giải pháp phát triển Kinh tế tri thức ở Việt Nam

Kinh tế tri thức là cụm từ được nhắc đến rất nhiều không chỉ tại Việt Nam mà là con đường đi lên được rất nhiều quốc gia lựa chọn. Vậy kinh tế tri thức là gì ? Vai trò và đang diễn ra tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

kinh tế tri thức là gì

Kinh tế tri thức là gì

Kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức (tiếng anh: Knowledge – BasedEconomy) là nền kinh tế phát triển dựa trên sức mạnh của tri thức để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của kinh tế. Bao gồm các hoạt động chuyển giao, cải tiến, nghiên cứu các công nghệ với mục đích tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Kinh tế tri thức là gì? Nguồn: TS Lê Thẩm Dương

Vai trò của kinh tế tri thức?

Ngân hàng Thế giới đánh giá “Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức.Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống – hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức”.

Vai trò nền kinh tế tri thức

Ví dụ về kinh tế tri thức: Muốn lập trình được trí tuệ nhân tạo thì phải biết các ngôn ngữ lập trình như Python, SQL…đòi hỏi nhiều chất xám, thời gian hơn các công cụ văn phòng như Word, Excel, PowerPoint.

1. Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp

Tri thức là nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế dựa vào tri thức. Tri thức phải được áp dụng vào sản xuất của cải vật chất, là động lực phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi lực lượng lao động có chất xám, kỹ thuật, tay nghề, được đào tạo bài bản ngày càng cao.

2. Nền kinh tế tri thức dựa trên khoa học công nghệ

Trong nền kinh tế công nghiệp thì sức cạnh tranh phần lớn dựa trên việc tối ưu hóa và hoàn thiện các công nghệ sẵn có. Thì, nền kinh tế tri thức phải dựa trên việc nghiên cứu, sáng tạo, chế tạo ra công nghệ mới.

3. Cơ cấu lao động chuyển dịch

Trong nền kinh tế tri thức thì lao động trí tuệ tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị càng cao trong thời gian càng ngắn. Cơ cấu lao động sẽ phải chuyển dịch từ lao động có trình độ thấp quen với công việc chân tay hoặc thiếu đổi mới sang lao động trí tuệ.

cơ cấu lao động kinh tế tri thức

Cơ cấu lao động kinh tế tri thức

Một trong những vấn đề quan trọng là nguồn lực phải được tri thức hóa, sáng tạo hơn, đổi mới và ngừng học tập để theo kịp, đáp ứng những nhu cầu mới nhất của xã hội.

4. Coi trong quyền sở hữu trí tuệ

Trong nền kinh tế tri thức thì quyền sở hữu trí tuệ là sự đảm bảo pháp lý cho tri thức, từ đó sự sáng tạo mới được coi trọng, duy trì và tiếp tục sáng tạo. Năng lực đổi mới và nguồn lực trí tuệ được xem là yếu tố then chốt để nâng cao tính cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

5. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu

Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển thực sự khi lực lượng lao động có trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và hệ thông sản xuất kết nối giữa các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia.

Các quốc gia sẽ luôn có gắng tạo ra các công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ nước nào có cùng trình độ, cần đến kinh tế tri thức và tiến tới toàn cầu hóa thật sự.

Nền kinh tế tri thức hướng đến công dân toàn cầu

Nền kinh tế tri thức hướng đến công dân toàn cầu

Tiêu chí Kinh tế sơ khai Kinh tế công nghiệp Kinh tế tri thức Đầu vào của sản xuất Lao động, đất đai, vốn Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị, tri thức, thông tin Đầu ra của sản xuất Lương thực Của cải, hàng hóa, tiêu dùng, xí nghiệp, nền công nghiệp Sản phẩm công nghiệp với công nghệ hiện đại, tri thức, vốn tri thức Cơ cấu xã hội nông dân Công nhân Công nhân tri thức Tỉ lệ đóng góp của KHCN <10% >30% >80% Đầu tư cho giáo dục <1% GDP 2-4% GDP 8-10% GDP Tầm quan trọng của giáo dục Nhỏ Lớn Rất lớn Trinh độ văn hóa trung bình Tỉ lệ mù chữ cao Đa số sau trung học phổ thông

Giải pháp phát triển Kinh tế tri thức ở Việt Nam

Thứ nhất, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức. Cơ chế, chính sách phải thực sự khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới dựa trên công nghệ mới và thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền.

Thứ hai, phát triển mạnh nguồn lao động trí tuệ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Tập trung đầu tư phát triển giáo dục, cải cách giáo dục. Tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân… Cần coi giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là đột phá để đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức.

Thứ ba, tăng cường năng lực khoa học – công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học – công nghệ mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền khoa học – công nghệ tiến tiến của Việt Nam.

Kinh tế tri thức tại Việt Nam

Kinh tế tri thức tại Việt Nam

Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ thông tin là chìa khóa để đi vào kinh tế tri thức. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách với các nước, phải khắc phục khoảng cách về công nghệ thông tin.

Thứ năm, đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học – công nghệ nhằm tạo nền tảng công nghệ phục vụ phát triển đất nước theo hướng hiện đại và tạo ra các yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học – công nghệ. Cơ chế đó phải hướng vào việc thúc đẩy khoa học – công nghệ thực sự gắn kết với sản xuất – kinh doanh, khoa học xâm nhập vào thực tiễn sản xuất – kinh doanh làm ra của cải và tri thức mới phục vụ trực tiếp công cuộc phát triển kinh tế – xã hội… Cùng với việc đầu tư cho nghiên cứu (chú trọng cả khoa học – công nghệ cùng với khoa học – xã hội và nhân văn), việc đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các khâu, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế tạo ra khả năng lan tỏa trong nền kinh tế theo hướng hiện đại, cũng cần được chú ý.

Thứ sáu, từng bước hình thành và phát triển tài nguyên trí lực. Tài nguyên trí lực là một kết cấu bao hàm nhiều năng lực; nó cũng không phải là phép gộp đơn giản các nhân tố, như sức quan sát, khả năng của trí nhớ, suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của con người, mà là sự kết hợp trong một cấu trúc tạo nên giá trị của tài nguyên trí lực, trong đó, tầm quan trọng của tri thức, kỹ năng là yếu tố then chốt.

Thứ bảy, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực kết hợp với nội lực để phát triển khoa học – công nghệ. Trong quá trình hội nhập đó, đòi hỏi sự sáng tạo mới khai thác được những lợi ích mà hội nhập có thể mang lại để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất.

Nguồn: friend.com.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/820152/cach-mang-khoa-hoc—cong-nghe-hien-dai-va-nen-kinh-te-tri-thuc.aspx

Tóm lại về nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển dựa trên sức mạnh của tri thức để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của kinh tế. Bao gồm các hoạt động chuyển giao, cải tiến, nghiên cứu các công nghệ với mục đích tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống của người dân. Trong đó, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, hàm lượng chất xám trong sản phẩm tăng dần theo thời gian và hướng đến toàn cầu hóa nền kinh tế.

Originally posted 2021-10-04 10:04:48.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *