1. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ áp dụng cho trường hợp nào?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các búi tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị giãn nở to, ngoằn ngoèo nổi rõ gây biến dạng phần bìu tinh hoàn. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 2 – 11% bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh cảm thấy tình trạng đau bìu và sưng bìu.
Có nhiều giả thuyết cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh bởi bệnh làm tăng nhiệt độ ở bìu (cao hơn bình thường 0,6 – 0,8độC), gây cản trở quá trình chuyển hóa từ thượng thận vào tĩnh mạch tinh… Khi nhiệt độ ở bìu tăng lên sẽ khiến ảnh hưởng đến tinh hoàn gây teo tinh hoàn, suy giảm bài tiết hormone nam gây giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm và chất lượng tinh trùng kém. Điều này dẫn đến vô sinh, khó có con. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 85% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có con tự nhiên.
Do vậy, giãn tĩnh mạch chỉ nên can thiệp điều trị khi bạn thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ và có kết quả bất thường về chỉ số tinh dịch. Ngoài ra, những trường hợp bệnh nhân đau, khó chịu hoặc có hiện tượng teo tinh hoàn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… cũng được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh thành công sẽ giúp cải thiện chất lượng, số lượng tinh trùng. Thống kê cho thấy khoảng 69% bệnh nhân có thai tự nhiên trong 2 năm sau mổ. Đặc biệt 50% bệnh nhân không có tinh trùng do giãn tĩnh mạch thừng tinh bắt đầu xuất hiện tinh trùng.
Nói tóm lại giãn tĩnh mạch thừng tinh không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật mà chủ yếu là theo dõi. Các bệnh nhân không đau đớn, không ảnh hưởng đến khả sinh sản thì không cần phải can thiệp điều trị, bạn chỉ nên theo dõi các triệu chứng. Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y hầu như không đem lại kết quả.
2. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có khỏi được không?
Phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh cần đảm bảo thành công các yếu tố như: xử trí được hệ thống tĩnh mạch thừng tinh, bảo tồn động mạch tinh và động mạch ống dẫn tinh, giữ nguyên mạch bạch tinh. Phương pháp phẫu thuật cũng chủ yếu loại bỏ các phần tĩnh mạch thừng tinh bị giãn để tăng cường lưu thông máu, cải thiện chức năng tinh hoàn.
Hiện nay Y học hiện đại có các phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh như:
– Phẫu thuật nội soi: Mục tiêu là để để thắt tĩnh mạch thừng tinh, giúp máu lưu thông tốt hơn. Phương pháp này có tỉ lệ tái phát cao nhất (lên tới 50%).
Phương pháp phẫu thuật nội soi
– Phẫu thuật tắc mạch can thiệp: Biện pháp điều trị này có chi phí tốn kém và khả năng tái phát cũng tương đối cao (khoảng 4-11%).
– Phẫu thuật thắt tĩnh mạch trong sau phúc mạc bằng mổ mở: Tỷ lệ tái phát ở người trường thành là từ 7-33%, còn ở trẻ em là 15-45%.
– Phẫu thuật truyền thống qua đường bẹn, bìu: Phương pháp này dễ thực hiện nhưng tỉ lệ tái phát cao nhất (khoảng 55%).
– Vi phẫu thuật đường bẹn: Phương pháp này đòi hỏi phải có chuyên môn và trang thiết bị hiện đại, tỉ lệ tái phát thấp nhất. Phương pháp mổ này đòi hỏi phẫu thuật viên được đào tạo kỹ thuật vi phẫu, cùng trang thiết bị hiện đại, với thời gian mổ kéo dài 2-3 tiếng. Tuy nhiên kết quả phẫu thuật cao, tỷ lệ tái phát thấp.
Như vậy mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh hầu như chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, không đem lại kết quả lâu dài và tỉ lệ tái phát cao. Do vậy bạn nên cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn mổ.
Xem thêm: Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây rối loạn cương dương không?
3. Chi phí mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao nhiêu tiền?
Xét về chi phí mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Chi phí kiểm tra, chuẩn đoán trước điều trị: Bạn sẽ phải trả phí cho việc thăm khám, thực hiện các xét nghiệm xác định mức độ bệnh lý theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
– Chi phí phẫu thuật (mổ) giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là mức phí cho cuộc phẫu thuật về dụng cụ y tế, thuốc thang khi mổ.
– Chi phí chăm sóc sau mổ: Sau phẫu thuật bạn cần sử dụng kháng sinh chống viêm nhiễm và một số loại thuốc khác.
Tóm lại, mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp khá tốn kém về tiền bạc và công sức thăm khám, điều trị của bệnh nhân nên bạn có thể cân nhắc.
4. Lưu ý sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hầu hết phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh diễn ra nhanh chóng và bạn có thể xuất viện ngay trong ngày. Tuy nhiên sau khi mổ bệnh nhân thấy xuất hiện các triệu chứng như:
– Đau bìu kéo dài (có thể xin dùng thuốc giảm đau).
– Tình trạng vết mổ biến dạng có màu bầm tím hoặc thâm đen, chảy máu, mùi hôi…
– Sưng bìu sau mổ.
– Sốt cao, lạnh run…
Các triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiễm trùng, teo tinh hoàn… nên bạn cần lập tức đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dành cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh sau mổ:
– Bạn nên nghỉ ngơi tạm thời. Sau khoảng 1 tuần có thể trở lại các hoạt động bình thường.
– Bạn có thể tắm 1 ngày sau mổ nhưng không được tắm nước quá nóng.
– Khi vết thương đau nhẹ hoặc có chút dịch rỉ ra từ vết mổ bạn có thể dùng bông gạc để chăm sóc vết thương.
– Không quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau mổ.
– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Sau 2 tuần nên tích cực tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra kết quả tinh dịch đồ và đánh giá phẫu thuật.
Nghỉ ngơi và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có khỏi không cho bạn tham khảo. Hiện nay phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng Y học cổ truyền cũng được đánh giá cao về mức độ hiệu quả, chi phí và độ an toàn. Bạn có thể cân nhắc thêm để bệnh mau chóng khỏi.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Làm nồi xe máy bao nhiêu tiền
- Nguyên nhân và cách khắc phục màn hình điện thoại bị loang màu
- Chia sẻ tài khoản Zing mp3 vip 2021, code vip zing mp3 free cho người nghe
- Phạm Tuấn là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, đời tư em trai Khá Bảnh – Ohman
- "Điệp Khúc" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt