Quy định mới năm 2021: Ô tô, xe máy chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền ?

Luật sư tư vấn:

Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Đây là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất hướng dẫn luật giao thông đường bộ, đối chiếu vào những quy định tại nghị định này, công an giao thông sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với người vi phạm giao thông.

Như vậy, nếu trên một đoạn đường có biển cắm hạn chế tốc độ thì người tham gia giao thông (đi xe máy hoặc ô tô…) phải tuân thủ quy định của biển này. Giới thiệu một số biển hạn chế tốc độ thông dụng sau:

– Quy định về biển báo tốc độ

Biển hạn chế tốc độ đối với các loại phương tiện

(Mẫu biển hạn chế tốc độ với ô tô, xe máy, mô tô – Ảnh minh họa)

Căn cứ biển hạn chế tốc độ trên (Cấm vượt quá tốc độ) thì có thể thấy rằng: Ô tô, xe khách, xe tải chỉ được chạy tối đa 50 km/giờ; Xe máy, mô tô, xe ba bánh chỉ được chạy tối đa 40 km/giờ. Nếu các phương tiện trên chạy vượt quá tốc độ này thì bị coi là vi phạm lỗi tốc độ theo nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Quy định mới năm 2020, xe ô tô chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền?

Biển hạn chế tốc độ trong khu dân cư – Ảnh minh họa

Ngoài ra trong khu dân cư khi nhìn thấy biển hiểu trên, mọi phương tiện tham gia giao thông không được chạy vượt quá 50 km/giờ. Nếu quá tốc độ tối đa này, người tham gia giao thông cũng bị xử lý lỗi vượt quá tốc độ.

– Chạy thấp hơn tốc độ cho phép có bị phạt

Biển tốc độ ưu tiên

Biển tốc độ ưu tiên trong khoảng 60 Km/giờ đến 100 km/giờ

Lưu ý: Khi gặp biển dạng này thì người điều khiển phương tiện cũng phải đảm bảo tốc độ nằm trong khoảng cho phép từ 60Km/giờ đến 100 Km/giờ nếu vượt quá hoặc chạy dưới tốc độ cho phép cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 2, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP

Như vậy, đường có phân các làn đường ưu tiên từ tốc độ cao đến tốc độ thấp hơn khi đi trên làn đường đó phải tuân thủ tốc độ ưu tiên, nếu không phải đi sang làn đường khác (bên phải) có tốc độ ưu tiên thấp hơn. Nếu không tuân thủ tốc độ của làn đường thì sẽ bị phạt theo lỗi kể trên.

Trên đường cao tốc, nếu chạy dưới tốc độ cho phép thì sẽ bị phạt theo quy định thại điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng: “s) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép”.

– Mức phạt tiền khi vượt quá tốc độ

Vậy, khi vượt quá tốc độ người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào ? Luật Minh Khuê phân tích cụ thể như sau:

Để dễ dàng cho người dân tiện theo dõi về mức phạt chúng tôi làm bảng tổng hợp so sánh mức phạt của ô tô và xe máy để người dân tiện tham khảo và tra cứu, đồng thời phân tích chỉ rõ căn cứ pháp lý để tiện cho các bạn tra cứu các điều khoản, mức phạt cụ thể làm căn cứ, cơ sở trao đổi, giải thích với cơ quan công an:

Lỗi quá tốc độ Xe máy, mô tô, xe gắn máy (xe máy điện) Mức phạt Ô tô, Xe khách, xe tải 05 km/h đến dưới 10 km/h 200.000 đồng đến 300.000 đồng 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng 10 km/h đến 20 km/h 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Trên 20 km/h đến 35 km/h 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng Trên 35 Km/h 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

+ Đối với ô tô, xe chở khách, xe tải:

Căn cứ quy định tại khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt cụ thể như sau:

+ Nếu chạy quá tốc độ từ trên 20Km/h đến 35 km/h thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt theo quy định tại điểm a, khoản 6, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP:

+ Trường hợp đặc biệt, khi người tham gia giao thông chạy quá trên 35 km/h hoặc có các hành vi nguy hiểm khác như đuổi nhau, lạng lách, đánh võng trên đường, gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt theo các điểm a,b,c khoản 7 điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt khá cao, cụ thể:

+ Đối với xe máy, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):

– Người tham gia giao thông chạy dưới tốc độ tối thiểu sẽ bị phạt theo điểm q, khoản 1, điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

q) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

– Người tham gia giao thông chạy quá tốc độ từ 5 đến dưới 10 kim/h sẽ bị phạt theo điểm c, khoản 2, điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-Cp, cụ thể:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Như vậy, có thể thấy rằng mức phạt chính (phạt tiền) đối với lỗi quá tốc độ của ô tô và xe máy là khá cao. Ngoài ra một số hành vi kích động, cổ vũ, lạng lách, đuổi nhau, đi theo nhóm quá tốc độ cũng bị xử phạt ở mức phạt tiền rất cao. Nguyên nhân chính của mức phạt cao là do việc không làm chủ tốc độ khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

– Hình phạt bổ sung lỗi quá tốc độ với ô tô:

Ngoài hình phạt tiền là hình phạt chính thì với thừng vi phạm cụ thể, người điều khiển ô tô sẽ bị các hình phạt bổ sung căn cứ vào khoản 11, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Lỗi quá tốc tốc độ đối với Ô tô, xe khác, xe tải Hình phạt bổ sung + Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (điểm e, khoản 4, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP) Tịch thu thiết bị phát tín hiệu Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

+ Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

+ Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng; Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. + Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. + Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng + Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, có thể thấy đối với ô tô đi quá tốc độ hình phạt bổ sung là hết sức nghiêm khắc mức nhẹ nhất sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 03 tháng, mức nặng nhất có thể tước giấy phép lái xe đến 2 năm.

– Hình phạt bổ sung lỗi quá tốc độ với xe máy:

Đi xe máy quá tốc độ ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì có các hình phạt bổ sung căn cứ theo các lỗi được quy định tại khoản 10, điều 6, nghị định số 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *