Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 | BvNTP

Thoái hóa đốt sống lưng L5 là gì?

Trong cơ thể người, cột sống (xương sống) gồm tất cả 33 -35 đốt sống, thường gặp nhất trong đó có 12 đốt sống ngực từ T1 đến T12, 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7, 5 đốt sống lưng từ L1 đến L5, 5 đốt sống cùng từ S1 đến S5 và 4 đốt xương cụt.

Theo đó, L4 và L5 là hai đốt sống cuối cùng của phần cột sống thắt lưng. Cột sống L4 L5 kết hợp với dây chằng, đĩa đệm và dây thần kinh giúp cơ thể có thể đứng thẳng, hỗ trợ phần thân trên xoay người, vặn mình hay cúi gập người.

thoái hóa đốt sống lưng l4-l5

Hai đốt sống L4 và L5 nằm ở vị trí thấp nhất của vùng thắt lưng nên chúng phải chịu nhiều áp lực từ toàn bộ phần thân bên trên của cơ thể. Vì vậy, so với các đốt sống lưng còn lại thì hai đốt sống này có nguy cơ bị thoái hóa và tổn thương cao hơn hẳn.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng suy giảm chức năng tại vị trí hai đốt sống này và đĩa đệm xung quanh. Tình trạng này gây ra các cơn đau nhức vùng thắt lưng, lan xuống mông, bắp chân, gây tê bì các ngón chân và làm giảm khả năng vận động của người bệnh.

Khi đốt sống L4 L5 bị thoái hóa, lớp sụn khớp bị bào mòn làm trơ ra hai đầu xương lồi lõm. Cơ thể phản ứng lại bằng cách tự sửa chữa tổn thương ấy thông qua việc đưa canxi đến nhưng do lượng canxi bị lắng đọng quá nhiều nên đã hình thành gai xương tại các vị trí đốt sống này. Gai xương lớn dần theo thời gian làm rách hoặc nứt đĩa đệm và chèn ép lên dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa) gây ra các cơn đau nhức từ thắt lưng chạy xuống tận bàn chân.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5, L5 S1

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, tập trung nhiều ở độ tuổi trung niên và người già. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là tàn phế. Việc nhận định sớm các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bệnh nhân có biện pháp điều trị nhanh chóng trước khi gặp các nguy cơ biến chứng.

Người bệnh có thể phát hiện ra các triệu chứng của thoái hóa đốt sống L4 L5 thông qua một số dấu hiệu đặc trưng dưới đây:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức tại vùng thắt lưng khi người bệnh đứng hoặc ngồi quá lâu, sau khi thức dậy hoặc khi vận động mạnh, thay đổi tư thế.
  • Cơn đau có xu hướng lan từ thắt lưng xuống vùng mông và đùi, chạy dọc tới bắp chân và bàn chân.
  • Các khớp đầu gối, ngón chân có dấu hiệu bị co cứng
  • Có cảm giác tê bì, châm chích, ngứa và nóng ran ở vị trí chi dưới
  • Hạn chế khả năng vận động, đi lại khó khăn, làm giảm khả năng cúi hay xoay người.

Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là do thoát vị đĩa đệm khiến các đốt sống này bị tổn thương nặng, mất đi tính đàn hồi, ngày một xơ cứng và suy yếu. Bên cạnh đó, người bị thừa cân, lao động nặng cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ hoặc lưng bởi cơ quan này phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến bị bào mòn và hư hại.

Các chấn thương do tai nạn, té ngã nếu không được điều trị dứt điểm cũng khiến cột sống bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa. Người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 cao hơn do quá trình lão hóa khiến các cơ quan thuộc hệ xương khớp bị suy giảm chức năng.

Vậy làm thế nào để điều trị bệnh lý thoái hóa đốt sống lưng L4 L5? Với sự phát triển của Y học hiện nay, chúng ta có nhiều biện pháp để cải thiện tích cực tình trạng này, cụ thể:

Sử dụng thuốc Tây y

Dưới đây là một số loại thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định tùy theo mức độ đau của từng bệnh nhân:

  • Thuốc giảm đau nhanh: Được sử dụng phổ biến nhất vẫn là Paracetamol giúp giảm đau trong các cơn đau cấp tính.
  • Thuốc chống viêm: Etoricoxib, Diclofenac,… được sử dụng cho những trường hợp nghiêm trọng, phòng tránh viêm nhiễm xảy ra.
  • Thuốc giãn cơ: Decontractyl, Mydocalm,…được sử dụng cho những trường hợp có dấu hiệu co cứng ở lưng hoặc chân.
  • Tiêm corticosteroids: Giúp giảm đau nhanh chóng trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng nhưng thường gây ra nhiều tác dụng phụ.

Lưu ý: Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc uống mà cần có sự hướng dẫn và theo dõi từ bác sĩ chuyên môn bởi đây đều là các loại thuốc dễ để lại các tác dụng phụ cho dạ dày, thận, gan,…

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu có khả năng làm giãn các cơ, dây chằng, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm các cơn đau nhanh chóng, hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 hiệu quả.

Một số biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống như: Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, chiếu tia hồng ngoại, bài tập kéo giãn cột sống,… Bệnh nhân nên lựa chọn các phòng khám Đông y uy tín để thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu trên.

Sử dụng bài thuốc Đông y

Nhờ ưu điểm lành tính, không gây tác dụng phụ, điều trị tận gốc nguyên căn của bệnh nên các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống:

Bài thuốc 1:

Các vị thuốc cần chuẩn bị: Cam thảo 6g, quế chi 9g, xuyên khung 9g, sinh khương 3g, quy đầu 9g, mộc qua 9g, tam thất 3g, cát căn 15g, bạch thược 9g, xương truật 9g, đại táo 3 quả.

Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2:

Các vị thuốc cần chuẩn bị: Cốt toái bổ 12g, xương truật 12g, cam thảo 6g, quế 12g, hoàng cầm 12g, khương hoạt 12g, chỉ thực 8g, tế tân 6g, đảng sâm 16g, bạch linh 16g, đại táo 3 quả, trần bì 8g, phòng phong 12g, xuyên khung 12g.

Cách thực hiện: Đem sắc uống hàng ngày.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng nên chỉ được chỉ định khi không còn sự lựa chọn nào khác, khi tất cả các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả. Một số thủ thuật ngoại khoa có thể được áp dụng cho người bệnh thoái hóa đốt sống như:

  • Cắt bỏ gai cột sống
  • Lấy dịch nhầy của khối thoát vị
  • Thay thế đốt sống hoặc đĩa đệm nhân tạo
  • Tái cấu trúc cột sống

Điều trị thoái hóa đốt sống lưng nhờ An Cốt Nam

Theo friend.com.vn Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y Bệnh viện 108), điều trị không xâm lấn đang là phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tốt nhất hiện nay và An Cốt Nam đang là bài thuốc bệnh nhân nên áp dụng.

An Cốt Nam là phác đồ điều trị toàn diện gồm: Thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt. Tìm hiểu phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống bằng An Cốt Nam tại đây: An cốt nam điều trị thoái hóa đốt sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *