Thủ tục chuyển khẩu khác quận, huyện

Việc thay đổi nơi cú trú hiện nay rất phổ biến. Nhất là chuyển hộ khẩu từ huyện này sang huyện khác. Nhưng thủ tục pháp lý về vấn đề chuyển hộ khẩu từ quận, huyện này sang quận, huyện khá thì không phải ai cũng nắm rõ

Bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục chuyển khẩu khác

Cơ sở pháp lý

– Luật cư trú 2010

– Thông tư 35/2014/TT-BCA

– Nghị định 31/2014/NĐ-CP

– Nghị định 167/2013/NĐ – CP

Sổ hộ khẩu là gì?

– Sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam

– Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân

Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

– Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

– Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu

Các trường hợp cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân

– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định

– Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình

– Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung

– Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo

Vì sao phải thực hiện thủ tục chuyển khẩu khác quận, huyện?

– Khi chuyển chỗ ở thường trú sang quân, huyện khác thì phải thực hiện thủ tục chuyển khẩu. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú 2013 “Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú”

– Bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ – CP. Mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

Chỗ ở không được thực hiện thủ tục chuyển khẩu khác quận, huyện

– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng

– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép

– Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau)

– Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thủ tục chuyển khẩu khác quận, huyện

Thủ tục chuyển khẩu khác quận huyện được thực hiện qua 2 bước

– Bước 1: Thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu từ quận, huyện này sang quận, huyện khác

– Bước 2: Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại quận, huyện khác

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu khác quận, huyện

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu

– Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

– Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

– Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

– Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

– Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đ­ưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế

Hồ sơ xin giấy chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

– Sổ hộ khẩu

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (Bản sao có công chứng)

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

– Thẩm quyền: Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho

– Thời gian cấp: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân

– Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại quận, huyện khác

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu tại quận, huyện khác

-Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu)

– Giấy chuyển hộ khẩu

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

– Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể

+ Trẻ em đăng ký thường trú khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh

+ Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay;

+ Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu;

+ Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu tại huyện mới

– Thẩm quyền:

+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã

+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh

– Thời gian cấp hộ khẩu: Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

– Thời hạn đăng ký thường trú khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới: Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới

Câu hỏi khách hàng đưa ra

Câu 1: Công ty cho tôi hỏi, tôi chuyển hộ khẩu khác huyện nhưng cùng một tỉnh thì có phải làm lại chứng minh thư không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP “Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân”

Như vậy bạn không phải thủ tục đổi chứng minh nhân dân

Câu 2: Con dâu tôi nhập khẩu vào gia đình tôi. Vậy để con đâu tôi có tên trong sổ hổ khẩu thì phải làm thủ tục gì?

Luật tư vấn P&P trả lời: Để con đâu của bạn có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình bạn phải thực hiện thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu

Công việc của chúng tôi

– Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục chuyển khẩu khác quận huyện

– Nhận tài liệu từ quý khách.

– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

– Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 098.9869.523

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *