Mục lục
- 1 Bệnh dại là gì?
- 1.1 Một số đặc điểm thường gặp của bệnh
- 2 Hiểu đúng về bản chất vaccine phòng bệnh dại
- 3 Vậy liệu tiêm vắc xin ngừa dại có gây sa sút trí tuệ không?
Rất nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, tiêm vắc xin ngừa dại sẽ gây sa sút trí tuệ và giảm trí thông minh, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Do đó, khi bị động vật cắn, nhiều người phân vân rất lâu trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng dại. Vậy thực hư chuyện này như thế nào? Các chuyên gia giải thích ra sao? Cùng theo dõi nhé!
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là một bệnh từ động vật (một bệnh lây truyền từ động vật sang người), gây ra bởi virut dại. Chó nhà là ổ chứa virus phổ biến nhất, với hơn 99% trường hợp tử vong ở người do bệnh dại qua trung gian chó gây ra.
Virus này được truyền từ nước bọt của động vật dại và thường xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết trầy xước hoặc do tiếp xúc trực tiếp bề mặt niêm mạc da. Virus không thể xâm nhập vào cơ thể con người nếu phần da vẫn còn nguyên vẹn. Trong tuyến nước bọt của súc vật chứa nhiều enzym hyaluronidase – yếu tố kích thích virus lan toả nhanh tới hệ thần kinh.
Virus xâm nhập vào cơ thể và nhanh chóng di chuyển trong hệ thần kinh. Virus nhân lên gấp nhiều lần trong vài giờ đến vài tuần (thời gian ủ bệnh). Sau đó nhanh chóng lan đến các mút thần kinh vận động và cảm giác. Cuối cùng là thần kinh trung ương. Tại thời điểm này, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, đột ngột và tử vong nhanh chóng sau 2-6 ngày.
Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tủy ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.
Một số đặc điểm thường gặp của bệnh
Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi thử nước, nên người bệnh sợ nước, người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.
Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu của tổ chức não hoặc phân lập virus trên chuột nhắt trắng, trên hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.
Xem thêm: Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại
Hiểu đúng về bản chất vaccine phòng bệnh dại
Vaccine phòng bệnh dại (vắc xin ngừa dại) là biện pháp duy nhất để ngừa bệnh dại hiện nay (cả trước và sau khi bị súc vật dại căn). Hiện có nhiều loại nhưng nhìn chung đều có chứa siêu vi (hay còn gọi là virus) gây bệnh dại đã được xử lí, làm cho bất hoạt (không hoạt động, không còn khả năng gây bệnh). Khi nghi ngờ bị chó dại cắn, nạn nhân sẽ được tiêm ngừa vắc xin dại đúng cách để 7-10 ngày sau khi tiêm, cơ thể người đó sinh ra đủ kháng thể chống lại siêu vi dại để không làm cho nạn nhân phát bệnh.
Tại Viêt nam hiện nay đang lưu hành phổ biến 3 vaccin phòng dại gồm: Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Đây đều là vaccin thế hệ mới, có độ tinh khiết cao giúp giảm các biến chứng khi tiêm vaccin. Tuỳ vào phác đồ khác nhau và mục đích tiêm, số lượng mũi tiêm và vị trí tiêm là khác nhau
Dưới đây là các phác đồ tiêm vacxin dại đầy đủ:
Phác đồ tiêm phòng dại trước khi chưa bị cắn (tiêm dự phòng)
- Mũi cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.
- Mũi nhắc lại: 5 năm tiêm lại 1 lần
Phác đồ tiêm phòng khi đã bị cắn (Tiêm bắp)
- Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
- Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
- Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Cân nhắc tiêm thêm Immunoglobulin tuỳ mức độ phơi nhiễm và thời gian từ lúc bị cắn
Một số phản ứng có thể có khi tiêm vaccine phòng bệnh dại gồm: gây ngứa, đau, sưng tại chỗ tiêm, buồn nôn & nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mỏi mệt, chóng mặt, đau họng, sốt, đau cơ, đau khớp, dị ứng (có thể gây sốc phản vệ). Một trong những phản ứng nguy hiểm và hiếm gặp nhất của vaccine phòng bệnh dại là các phản ứng liệt não. Trên thực tế, chưa có tài liệu chính thức nào ghi nhận vaccine dại gây sa sút trí tuệ.
Vậy liệu tiêm vắc xin ngừa dại có gây sa sút trí tuệ không?
Theo như các tài liệu y tế ghi nhận, ngoài những trường hợp gặp phản ứng hiếm gặp và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và gây ra sa sút trí tuệ, trí nhớ thì tính đến nay, chưa có trường hợp nào bị giảm sút trí tuệ sau khi tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Theo nhận định của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa hệ thống thế hệ cũ, được sản xuất từ tế bào não chuột có độ tinh khiết không cao, thì hiện nay, đã được cải tiến, chiết xuất từ tế bào thận, tế bào lưỡng bội của người người hoặc tế bào Vero tinh khiết. Đặc biệt, vaccine phòng bệnh dại thế hệ mới là vaccine bất hoạt (vaccine điều chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên), với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng được kiểm định gắt gao nên sẽ không có những phản ứng phụ như vắc xin đời cũ.”
Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng các loại vaccine thế hệ mới hiện nay để phòng bệnh dại. Các phản ứng phụ đã được giảm thiểu tới mức tối đa. Việc tiêm vaccine phòng dài chính là biện pháp bảo vệ cơ thể, sức khỏe an toàn trước những đe dọa của bệnh dại. Người bệnh cũng sẽ không phải chịu nỗi lo lắng bị sa sút trí tuệ.
Việc cho rằng tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ là một khẳng định không chính xác, không có cơ sở khoa học và không có thực.
Tiêm phòng bệnh dại chủ động hoặc sau khi bị động vật cắn là một lựa chọn đúng đắn và sáng suốt để bảo vệ sức khỏe của mình và loại bỏ khả năng trở thành gánh nặng cho những người xung quanh. Hãy luôn có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và tỉnh táo trước những nhận định không có căn cứ.
Chia sẻ
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- ShareAccVN – phần mềm giúp học tiếng anh miễn phí cho mọi người
- Bạt phủ xe tự động có điều khiển thông minh – Bạt phủ xe cao cấp
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng | Nguyên nhân và cách khắc phục đúng cách
- Auto Tăng Sub Facebook Bằng Code Giúp Tăng Tương Tác Nick Facebook Cá Nhân
- Hướng dẫn sử dụng bản đồ VietMap S1 dẫn đường GPS