Sau khi mua khối Rubik 3x3x3 và học cách giải quyết nó, mọi người thường sẽ yêu thích món đồ chơi này. Sau đó, họ mua một chiếc 4x4x4 vì nó to hơn và thử thách hơn, rồi tới Megaminx, Pyraminx hoặc Skewb, vv… Và cứ thế, bộ sưu tập Rubik ngày càng lớn.
Sưu tầm Rubik là một thú chơi hiện nay rất được ưa chuộng bởi những người đam mê bộ môn này, hầu hết là bởi những người trẻ tuổi. Thường rất ít những bạn yêu thích khối 3×3 mà lại không có thêm một vài chiếc Rubik truyền thống hay biến thể khác trong phòng. Đối với những ai đang sưu tầm dòng đồ chơi này thì thật khó để dừng lại vì chúng đều khác nhau, mỗi chiếc lại có một thử thách độc đáo rất riêng.
Bộ sưu tập các loại Rubik
Nhằm giúp bạn dễ tìm kiếm và bổ sung cho bộ sưu tập Rubik của mình, H2 Rubik đã tổng hợp tất cả các loại Rubik hiện đang phổ biến trên thế giới. Cùng tìm hiểu ngay nhé !
1. Rubik 3x3x3 cổ điển
Bộ sưu tập của bạn sẽ không thể nào hoàn thiện nếu không có một chiếc 3x3x3 – món đồ chơi được coi là nổi tiếng và bán chạy nhất trong các loại Rubik. Rubik 3x3x3 hay được gọi là Rubik’ Cube là một trò chơi dạng cơ học 3 chiều được phát minh bởi nhà điêu khắc, giáo sư kiến trúc người Hungary – ông Erno Rubik vào năm 1974. Tính đến tháng 1 năm 2009, 350 triệu khối đã được bán trên toàn thế giới.
Khối Rubik 3x3x3 cổ điển có màu đen và được dán 9 miếng Sticker ở mỗi mặt. Mỗi mặt bao gồm một trong sáu màu như chúng ta đã biết: trắng, đỏ, xanh dương, cam, xanh lá, vàng. Ngày nay, ngoài phiên bản màu đen cổ điển ra, khối Rubik đã được cập nhật thêm các “màu áo” mới như: Strickerless (không dùng Sticker), màu trắng ở thân, trong suốt, carbon, vv…
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik 3×3.
2. Rubik 2x2x2
Rubik 2x2x2 hay còn được gọi là Rubik bỏ túi là dạng 2x2x2 của lập phương Rubik. Nó cũng có 6 mặt và có hệ màu giống như 3x3x3 nhưng chỉ có 8 viên góc mà thôi. Rubik bỏ túi được phát minh bởi Erno Rubik trước thập niên 80 và được cấp bằng sáng chế vào ngày 29/3/1983. Câu chuyện về Rubik 2x2x2 nổi tiếng với vụ kiện tụng bằng sáng chế của 2 bên Ideal Toy Comapany và Moleculon Research Corp.
Một khối Rubik bỏ túi có thể được giải quyết bằng các phương pháp tương tự như khối Rubik 3x3x3, tuy nhiên công thức sử dụng thường ngắn gọn và nhanh hơn đáng kể.
Các loại Rubik biến thể của 2×2: bên trái ngoài cùng là một khối lập phương 2 màu, nó bao gồm một khối Rubik 2×2 nhỏ nằm gọn trong viên góc của một khối 2×2 lớn hơn. Tiếp theo là Pyramorphix, Kilominx, Zombie Mad Headz, Ghost 2×2, Rubik gương 2×2,…
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik 2×2.
3. Big Cube (Rubik từ 4x4x4 trở lên)
Kể từ khi khối Rubik 3x3x3 được phát hành, các nhà sáng chế đã cố gắng để tạo ra những phiên bản mới và khó hơn. Một số đã thay đổi hoàn toàn sang hình dạng khác, một số chỉ nâng cấp lớn hơn và được gọi là Big Cube. Big Cube là từ để chỉ khối Rubik từ 4x4x4 trở lên, hiện nay phổ biến và thông dụng nhất vẫn là các khối 4x4x4, 5x5x5, 6x6x6, 7x7x7.
Những chiếc Rubik này có thể trông phức tạp và ngày càng khó khăn khi số tầng tăng lơn, nhưng thực chất cách giải vẫn tương đối giống nhau. Khi bạn biết phương pháp giải cho 4x4x4 và 5x5x5, bạn hoàn toàn có thể giải bất kỳ chiếc Rubik NxNxN nào trong một lượng thời gian vừa đủ.
Phiên bản 4x4x4 được gọi là Rubik báo thù, nó là phát minh của Peter Sebesteny.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik 4×4.
Rubik 5x5x5 được đặt tên là Rubik giáo sư bởi Meffert. Nó bao gồm cả phần tâm cố định lẫn tâm di chuyển.
Lô hàng Rubik 6x6x6 đầu tiên được ra lò từ công ty Verdes Innovations SA của nhà phát minh người Hy Lạp – Panagiotis Verdes vào năm 2008.
Tương tự như Rubik 6x6x6, phiên bản 7x7x7 được phát minh bởi Panagiotis Verdes.
4. Rubik tam giác (Pyraminx)
Rubik Pyraminx (hay còn gọi là Rubik tam giác) là món đồ chơi giải đố có hình dạng giống kim tự tháp được phát minh bởi Uwe Meffert vào đầu những năm 1970. Pyraminx bao gồm 3 tầng, có bốn mặt tam giác được chia thành chín hình tam giác nhỏ giống hệt nhau.
Pyraminx từng bị bỏ quên trong ngăn kéo, chỉ đến khi cơn sốt Rubik’ Cube xuất hiện, Meffert mới đưa nó đến một công ty đồ chơi và nhận bằng sáng chế. Hơn 10 triệu khối Pyraminx đã được bán vào dịp Giáng Sinh năm 1981 và 90 triệu chiếc chỉ trong vòng 3 năm – một con số đáng mơ ước của bất kỳ món đồ chơi nào. Hiện nay, nó là món đồ chơi giải đố bán chạy thứ hai trên thế giới chỉ sau Rubik 3x3x3.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik tam giác (Pyraminx).
5. Rubik gương (Mirror)
Rất nhiều loại Rubik khác nhau tồn tại, nhưng điểm chung của chúng là trạng thái khi được giải đều có một màu đồng nhất ở mỗi mặt. Rubik gương thì hoàn toán khác, nó có một màu duy nhất trên cả 6 mặt và chỉ giải được khi khối trở về trạng thái hình vuông.
Cơ chế bên trong của nó gần giống với Rubik 3x3x3, nó khác ở chỗ tất cả các mảnh đều có cùng màu (màu vàng hoặc bạc truyền thống) và được xác định bằng hình dạng bởi vì mỗi mảnh là một hình lăng trụ chữ nhật riêng biệt. Giải Rubik gương đòi hỏi bạn phải có kiến thức và phương pháp giải Rubik 3x3x3, vẫn tương đối dễ so với các hình dạng nâng cấp hơn như Ghost Cube hay Curvy Copter.
Rubik gương ban đầu được phát minh bởi Hidetoshi Takeji vào nâm 2006. Ban đầu, nó có tên là “Bump Cube” do có bề mặt gập ghềnh khi bị xáo trộn.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik gương (Rubik Mirror).
6. Rubik Skewb
Rubik Skewb được phát minh bởi Tony Durham và là một món đồ giải đố dạng xoay góc, bao gồm 8 góc và 6 mảnh vuông ở giữa. Nó được coi là một Shape mod của Pyraminx, hoạt động trên cùng một cơ chế 4 trục – đây là lý do tại sao lần đầu tiên nó được gọi là Pyraminx Cube.
Mặc dù có dạng hình khối vuông, nhưng nó khác với cấu trúc 3x3x3 ở chỗ các trục quay cắt qua các góc chứ không phải là tâm các mặt. Do đó, mỗi vòng quay đều ảnh hướng đến cả sáu mặt. Món đồ chơi này cũng có những “anh chị em” khó hơn như Master Skewb hay Elite Skewb.
Master Skewb với nhiều đường xẻ chéo hơn.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik Skewb.
7. Rubik Megaminx
Rubik Megaminx, hay Magic Dodecahedron, được phát minh độc lập bởi một số người và được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau với thiết nhau khác nhau. Sau này, nó được Uwe Meffert mua bản quyền và tiếp tục bán dưới cái tên Megaminx.
Nó cũng được biết đến với cái tên Hungary Supernova, được phát minh bởi tiến sĩ Cristoph Bandelow. Phiên bản của ông xuất hiện đầu tiên, sau đó mới là Megaminx của Meffert. Tỷ lệ hai sản phẩm của hai người có phần khác nhau.
Megaminx có hai phiên bản là 6 màu (2 mặt cạnh nhau có chung 1 màu) và 12 màu (mỗi mặt có 1 màu riêng). Phương pháp giải khá giống với 3x3x3, chỉ cần học một vài công thức mới khi bạn xoay đến lớp cuối cùng. Vì vậy, nếu bạn quen thuộc với chiếc Rubik 3x3x3 cổ điển thì sẽ không gặp vấn đề gì khi giải Megaminx.
Megaminx cũng có các loại Rubik biến thể 12 mặt như: 2×2 Kilominx, Gigaminx, Teraminx, Petaminx,…
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik Megaminx (Rubik 12 mặt).
8. Rubik Square-1
Square-1 (trước đây gọi là Cube 21 và Back to Square One) là một trò chơi giải đố ba tầng tương tự như Rubik 3x3x3. Đặc điểm nổi bật so với các biến thể khác là nó có thể thay đổi hình dạng khi xáo trộn, do đó tăng thêm mức độ thử thách cho người chơi.
Square-1 được phát minh vào năm 1990 bởi Karel Hršel và Vojtech Kopský. Nó nằm trong 15 bộ môn thi đấu chính thức của WCA.
Một số Rubik biến thể từ Square-1: Super Square-1, Square-2, Square phiên bản 2 tầng và 4 tầng.
9. Rubik Clock
Rubik Clock là món đồ chơi giải đố được phát minh và cấp bằng sáng chế vào năm 1980 bởi Christopher C. Wiggie và Christophe J. Taylor. Sau này, Erno Rubik đã mua bằng sáng chế từ họ và bán ra thị trường vào năm 1988.
Clock bao gồm hai mặt, mỗi mặt có 9 đồng hồ, 4 nút và có bốn bánh răng ở các góc cho phép bạn tương tác với trò chơi. Rubik Clock được cho là một trong những trò chơi đơn giản nhất hiện nay trong các cuộc thi chính thức của WCA (Hiệp hội Rubik thế giới). Kỷ lục thế giới đơn hiện đang được Suen Ming Chi nắm giữ với 3,29 giây và kỳ lục thế giới trung bình do Yunhao Lou ở mức 4,38 giây (tháng 1/2020).
10. Rubik Fisher
Rubik Fisher là một trong những dạng Shape mod 3x3x3 nổi tiếng nhất từ trước tới giờ. Nó được phát minh và đặt tên theo nhà tạo ra các món đồ chơi giải đố nổi tiếng, ông Tony Fisher.
Fisher Cube ra đời vào khoảng những năm 80, lấy cảm hứng từ khối Rubik đầu tiên và có phương pháp giải rất giống với 3×3. Thay vì cắt ngang qua các mặt, Rubik Fisher lại có những đường xiên chéo tạo nên các mảnh có hình dạng khác nhau. Nó cũng có khả năng thay đổi hình dạng khi bị xáo trộn, giống như Square-1 hay Rubik gương.
11. Rubik Snake
Một phát minh khác của ông Erno Rubik – cha đẻ khối 3×3 là Rubik Snake, tạm dịch là Rubik rắn. Nó được mở bán lần đầu tiên vào năm 1981, đây là thời kỳ đỉnh cao của cơn sốt Rubik. Giống như 3×3, Rubik Snake cũng có một cái tên khác trước khi được sản xuất hàng loạt, gọi là Rắn Hungary.
Rubik Snake đúng hơn là một dạng tương tự như Neocubes chứ không phải Rubik. Nghĩa là không có bất kỳ một giải pháp duy nhất nào để giải nó, nhưng lại có rất nhiều hình dạng thú vị mà bạn có thể tạo ra.
Món đồ chơi này giúp bạn hiểu về hình học 3 chiều cơ bản. Đáng chú ý nhất là nó cùng chung một mục tiêu tương tự như phát minh nổi tiếng nhất của Erno – Giáo Dục. Rubik Snake cung cấp cho bạn khả năng kết hợp vô hạn, và cũng là một công cụ tuyệt vời để bạn tưởng tượng về các hình dạng trong không gian. Bạn cũng có thể mua nhiều chiếc, lắp ra nhiều hình dạng khác nhau và trưng trong tủ kính.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik Snake (Rubik rắn).
12. Rubik Mastermorphix
Mặc dù xét về mặt thẩm mỹ, Mastermorphix có hình dáng tương tự như Pyraminx nhưng lại có cấu trúc giống như khối Rubik 3x3x3. Chính xác hơn, nó chính là một phiên bản Shape mod của Rubik’s Cube và bản nâng cao hơn của Pyramorphix. Nó có hai phiên bản: 4 màu và 1 màu, nhưng thường thấy nhất bản 4 màu.
13. Rubik Magic
Trong thập niên những năm 80, Rubik Magic được coi là phổ biến thứ hai chỉ sau Rubik 3x3x3. Nó được cấp bằng sáng chế bởi ông Erno Rubik và lần đầu tiên được sản xuất bởi Matchbox vào giữa những năm 1980.
Trò chơi này bao gồm 8 ô vuông màu đen được sắp xếp theo hình chữ nhật 2×4, gắn liền với 16 dây nối cho phép nó được gấp lại theo hầu hết mọi hướng, tạo thành nhiều hình dạng khác nhau. Mục tiêu là gấp Rubik Magic thành hình trái tim và sắp xếp các hình ảnh ở mặt sau.
Có vô số cách để giải Rubik Magic và những người chơi có kinh nghiệm có thể giải nó trong vòng chưa đầy 2 giây.
14. Rubik Dino
Một món đồ chơi đơn giản, gợi nhớ đến Rubik Skewb vì hình dáng và cách nó xoay (mặc dù không hoàn toàn giống nhau). Rubik Dino ban đầu được biết đến với tên là Rubik xoay góc vì việc giải đơn thuần chỉ là bạn xoay 8 viên góc mà thôi.
Được phát minh vào năm 1985 bởi Robert Webb nhưng phải mất 10 năm sau nó mới được sản xuất hàng loạt. Nguyên mẫu ban đầu của ông được làm hoàn toàn bằng giấy và phiên phản được bán ra đầu tiên có in hình khủng long trên mỗi mảnh.
Chiếc Rubik Dino đầu tiên được sản xuất hàng loạt.
15. Rubik Ghost
Món đồ chơi thú vị này được phát minh bởi nhà thiết kế Adam G Cowan vào năm 2008. Nó được phát minh với một mục đích là: sửa đổi hình dạng 3×3 và làm nó trở nên cực kỳ hóc búa. Giống như Rubik Miror, bạn chỉ có thể giải được Ghost khi tất cả các mảnh khớp với trạng thái ban đầu của nó – hình khối vuông. Tuy nhiên, bạn rất khó để có thể xác định các mảnh trung tâm nên Rubik Ghost được đánh giá là khá khó chơi.
Gia đình nhà Rubik Ghost từ 2×2 đến 7×7.
Các loại Rubik Ghost từ siêu đơn giản cho tới siêu phức tạp.
16. Rubik Helicopter
Trong suốt tuổi đời của chiếc Rubik 3×3, nó đã cung cấp cho hàng ngàn ý tưởng và thiết kế mới. Những phiên bản sửa đổi này có thể là bất cứ thứ gì, từ việc thay Sticker đến các hình dáng phức tạp, mở rộng thành 4×4, 5×5,… và hơn thế. Tuy nhiên, Rubik Helicopter là một khái niệm hoàn toàn khác.
Rubik Helicopter (hay còn gọi là Rubik trực thăng) được phát minh bởi Adam G. Cowan vào năm 2005 và phải mất hơn một năm nó mới được hoàn thiện. Helicopter được đánh giá là một trong những chiếc Rubik khó nhất hiện nay. Nó không chỉ là một phiên bản sửa đổi hình dạng đơn giản hoặc tăng kích thước mà sử dụng một bộ công thức hoàn toàn khác. Do đó, việc giải “Rubik trực thăng” mà không xem qua bất kỳ hướng dẫn nào là một thách thức lớn ngay cả với các Cuber có kinh nghiệm.
Khối Rubik bao gồm 8 góc và 24 mảnh trung tâm hình tam giác, với 4 mảnh trung tâm trên mỗi mặt. Rubik trực thăng chỉ có thể được xáo trộn bằng cách xoay 180 độ, mỗi lần di chuyển sẽ lật mảnh 2 mảnh góc và 4 mảnh trung tâm.
17. Rubik Void
Void Cube được phát minh bởi Katsuhiko Okamoto có hình dáng tương tự như Rubik 3x3x3, chỉ khác rằng nó không hề có mảnh trung tâm nào. Nghĩa là có một 6 lỗ hổng mà bạn có thể nhìn xuyên qua được. Do cấu tạo rỗng, Rubik Void thường di chuyển không được trơn tru cho lắm và có khả năng cắt góc không quá tốt. Mặc dù vậy, đây vẫn là loại Rubik biến thể tuyệt vời trong bộ sưu tập của bạn.
18. Rubik Gear
Tôi vẫn còn nhớ khi Oskar van Deventer lần đầu tiên trình bày nguyên mẫu của Rubik Gear trên YouTube vào mùa hè năm 2009. Oskar đã gọi nó là “Caution Cube”, đơn giản là vì ông đã bị thương trong một lần kẹt ngón tay vào các bánh răng. Dựa trên nguyên mẫu này, rất nhiều món đồ chơi mới ra đời như: Gear Pyraminx, Gear Mastermorphix, Gear Shift (2×2),…
Mặc dù trông khá hóc búa nhưng cách giải của Rubik Gear cổ điển lại rất dễ dàng, vì nó chỉ có thể xoay 180 độ nên không có nhiều các hoán vị. Sau này, Gear Cube Ultimate và Gear Cube Extreme ra đời cho phép xoay 90 độ khiến chúng trở nên thú vị hơn, và đương nhiên cũng phổ biến hơn so với người tiền nhiệm.
19. Rubik Redi
Phát hành vào đầu tháng 6 năm 2017, Redi Cube được thiết kế bởi người đã tạo ra Rubik Gear – ông Oskar Van Deventer, và được sản xuất bởi Moyu. Món đồ chơi này là một loại Rubik biến thể xoay góc, trong đó, mỗi góc xoay sẽ di chuyển 3 cạnh xung quanh nó.
Thường các biến thể xoay góc đều khá dễ dàng và Rubik Redi cũng không ngoại lệ, bạn hoàn toàn có thể giải quyết món đồ chơi này bằng trực giác. Điều đó cũng có nghĩa rằng, những ai đã từng có kinh nghiệm chơi Rubik có thể giải nó mà không cần xem hướng dẫn từ bất cứ đâu.
21. Rubik Ivy
Ivy Cube (hay còn được gọi là Eye Skewb) là phiên bản sửa đổi dựa trên Pyraminx ban đầu, được chế tạo thủ công bởi Eitan Cher (một nhà thiết kế đồ chơi nổi tiếng với Eitan’s Star puzzles và Eitan’s Twist). Ivy hiện được sản xuất bởi QiYi MoFange – một công ty sản xuất Speedcube nổi tiếng, vì vậy bạn có thể dễ dàng mua và thêm nó vào trong bộ sưu tập.
20. Rubik Axis
Axis Cube, hay còn gọi là Axel Cube, là một loại Rubik biến thể trông khá “đáng sợ” khi bị xáo trộn (như hình dưới). Ở trạng thái ban đầu, nó là một khối vuông. Nhưng vì có sự phân chia các mảnh không đồng đều, Axis có hình dạng khác nhau mỗi khi di chuyển. Tuy vậy, Rubik Axis được đánh giá là tương đối dễ dàng, bạn có thể sử dụng phương pháp Layer-by-layer giống như giải 3x3x3.
Rubik Axis khi bị xáo trộn
Trạng thái ban đầu, các đường cắt có hình dạng giống chữ A (Axis)
21. Rubik Windmill
Rubik Windmill (cối xay gió) và rất nhiều hình khối nổi tiếng khác như Void Cube, Floppy Cube, Bevel Cube,… đều được phát minh bởi một chuyên gia mod Rubik người Nhật, ông Katsuhiko Okamoto. Nhưng trong đó, Rubik Windmill được coi là phổ biến hơn cả. Tương tự như Axis, hình dạng khi bị xáo trộn trông rất khó khăn nhưng thực ra lại dễ giải.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách tìm Product Key trên Windows 10 bằng Command Prompt
- Làm thế nào để biết khi ai đó đọc tin nhắn văn bản của bạn – Taptin Blog
- Eobot Có Lừa Đảo Không – Cloud Mining Có Lừa Đảo Không
- Cách tự đổi SIM 4G Viettel tại nhà, chỉ 30 giây, miễn phí, có thể đổi hộ
- FRIENDS English Subtitles | Season 1 SRT Download