Top 3 phần mềm tính ngày dự sinh chính xác nhất mẹ cần biết – Mamamy

Công nghệ phát triển, giờ đây chỉ với một chiếc điện thoại, mẹ dễ dàng tính được ngày dự sinh rồi. Phần mềm tính ngày dự sinh nào đang được mẹ thông thái ưa chuộng, giúp mẹ tính ngày dự sinh chính xác nhất? Câu trả lời ở trong bài viết dưới đây!

1. Tại sao bố mẹ nên tính ngày dự sinh?

Ngày dự sinh là thời điểm dự kiến khi mẹ chuyển dạ
Ngày dự sinh là thời điểm dự kiến khi mẹ chuyển dạ

Chắc hẳn mẹ đang đếm từng ngày, không biết bao giờ mới đến giây phút được gặp bé yêu của mình đúng không ạ? Trước đây, ta chỉ có thể dự kiến ngày sinh bằng hai phương pháp tính ngày dự sinh bằng chu kỳ kinh nguyệt và bằng siêu âm. Ngày nay, công nghệ phát triển, chỉ với một chiếc điện thoại, mẹ dễ dàng tính được ngày dự sinh rồi.

Việc sử dụng các ứng dụng tính ngày dự sinh sẽ vô cùng hữu ích. Ứng dụng sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị đầy đủ tâm lý và những điều cần thiết cho hành trình “vượt cạn” của mình. Điều này rất có ý nghĩa trong quá trình sinh nở của bà bầu. Bởi chỉ khi mẹ chuẩn bị sẵn sàng về cả vật chất lẫn tinh thần thì quá trình sinh nở sẽ được diễn ra an toàn, thuận lợi.

2. 3 phần mềm tính ngày dự sinh chính xác nhất

2.1. Trợ lý mẹ bầu – Theo dõi thai kỳ, tính ngày dự sinh, lịch khám thai

2.1.1. Tại sao mẹ nên dùng ứng dụng tính ngày dự sinh – Trợ lý mẹ bầu?

Trợ lý mẹ bầu là ứng dụng cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình phát triển của thai nhi theo thời gian. Đồng thời cung cấp lịch khám, lịch xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu. Việc này giúp mẹ có những chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của em bé.

Ứng dụng Trợ Lý Mẹ Bầu chất lượng, sử dụng dễ dàng và hiệu quả!
Ứng dụng Trợ Lý Mẹ Bầu chất lượng, sử dụng dễ dàng và hiệu quả!

Đây là một app dự kiến ngày sinh ghi lại hành trình 40 tuần mang thai kỳ diệu của mẹ với các tính năng như:

  • Viết nhật ký, cập nhật hình ảnh siêu âm của mình ngay trên ứng dụng
  • Lưu và quản lý cân nặng của mẹ và thai nhi
  • Nhắc lịch khám, lịch làm xét nghiệm Double test (thực hiện khi thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi) và Triple test (thực hiện khi thai nhi được 15 – 22 tuần tuổi). Qua đó sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền ở con.
  • Cập nhật hình ảnh, kích thước thai nhi theo từng tuần (bao gồm hình ảnh 2D, 3D, ảnh màu)
  • Gợi ý tên gọi ở nhà và tên khai sinh cho bé với 1000+ tên gọi khác nhau. Kèm theo đó là gợi ý đặt tên con theo phong thủy
  • Hướng dẫn kỹ năng trước mang thai: chế độ ăn uống, sức khỏe, lịch tiêm chủng, chuẩn bị tài chính
  • Hướng dẫn kỹ năng trong mang thai: chế độ ăn theo từng giai đoạn phát triển của em bé, các bài tập thể dục cho mẹ bầu, lịch khám, các xét nghiệm cần thiết.

2.1.2.Cách tính ngày dự sinh bằng ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

Chức năng tính ngày dự sinh của Trợ lý mẹ bầu hoạt động trên cơ sở của phương pháp dự kiến ngày sinh với chu kỳ kinh nguyệt: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc, cộng thêm 7 ngày. Rồi cộng thêm 9 tháng, sẽ ra ngày dự kiến sinh.

Như vậy mẹ chỉ cần chọn đúng ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Sau khi tính toán, ngày sinh dự kiến của mẹ sẽ hiện lên.

Độ chính xác của phần mềm dự sinh này phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bầu. Do đó, app sẽ đặc biệt hữu ích cho những bà bầu có chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày và nhớ đúng ngày kinh cuối cùng của mình. Không thể áp dụng cho những người đang có chu kỳ kinh không đều, rối loạn kinh nguyệt, nhớ không chính xác ngày bắt đầu hành kinh.

Dễ dàng tính ngày dự sinh với ứng dụng Trợ lý mẹ bầu
Dễ dàng tính ngày dự sinh với ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

Bố mẹ có thể tải Trợ lý mẹ bầu tại đây: Link tải phần mềm cho android (Phần mềm sử dụng được trên tất cả các thiết bị điện thoại chạy hệ điều hành Android mẹ nhé!).

Hiện nay, Trợ lý mẹ bầu được đánh giá 4,7 sao với hàng loạt nhận xét tốt, chẳng hạn:

  • “App vô cùng chi tiết và bổ ích cho mẹ bầu, đáng giá 10 sao” – Thuy Bich
  • “Thật hữu ích. Mẹ bầu có thể ghi nhớ mọi thứ nhờ ứng dụng này. Và tìm hiểu đc nhiều cái hay từ ứng dụng với những bà mẹ tập đầu.” – giang nguyen
  • “Ứng dụng hay, giúp mình nhiều kiến thức để chăm sóc thai, quản lý thai tốt nhất, mở lên là biết bé bao nhiêu tuần, good, ứng dụng nên bổ sung thêm phần tập thể dục cho bà bầu” – Như Ý

2.2. Theo dõi thai kỳ: Ứng dụng trợ lý dành cho mẹ bầu

2.2.1. Tại sao mẹ dùng app tính ngày dự sinh – Theo dõi thai kỳ?

Đây không chỉ là phần mềm theo dõi thai kỳ mà còn là cẩm nang làm mẹ đóng vai trò như một trợ lý mẹ bầu, cung cấp thông tin hữu ích cho các bà mẹ đang mang thai. Ứng dụng sẽ cập nhật thông tin hàng tuần về thai kỳ của mẹ và cung cấp hướng dẫn cách an tâm chăm sóc bé của mẹ ngay từ tuần đầu tiên đến ngày dự sinh.

Ứng dụng Theo dõi thai kỳ là cẩm nang cần có cho mỗi bà bầu
Ứng dụng Theo dõi thai kỳ là cẩm nang cần có cho mỗi bà bầu

Với app theo dõi thai kỳ, mẹ có thể:

  • Mỗi ngày nhận các mẹo nhỏ về những gì xảy ra khi mẹ đang mang thai.
  • Theo dõi thai kỳ của mẹ theo từng tuần
  • Xem lại sự phát triển của con yêu hàng tuần
  • Tạo đồng hồ đếm ngược đến ngày dự sinh, ứng dụng tính tuổi thai
  • Sử dụng máy tính ngày dự sinh của mẹ dựa trên ngày thụ thai
  • Tìm hiểu các biện pháp tốt nhất để nuôi dưỡng đứa trẻ trong bụng
  • Quản lý cân nặng và chỉ số BMI của mẹ dựa trên hướng dẫn y tế
  • Theo dõi các triệu chứng trong thai kỳ của mẹ
  • Theo dõi lịch hẹn với bác sĩ
  • Đếm số lần đạp của bé bằng máy đếm số lần đạp (kick counter)
  • Ghi lại từng cơn co thắt bằng máy theo dõi cơn co thắt (contraction tracker) và gửi kết quả cho chuyên gia y tế
  • Chia sẻ thông tin về thai kỳ của các mẹ trên phương tiện truyền thông xã hội

2.2.2. Cách tính ngày dự sinh bằng ứng dụng Theo dõi thai kỳ

Giao diện ứng dụng Theo dõi thai kỳ
Giao diện ứng dụng Theo dõi thai kỳ

Khi mới truy cập vào ứng dụng, mẹ sẽ thấy giao diện với 3 lựa chọn sẵn có:

  • Tuổi thai nhi
  • Ngày thụ thai
  • Ngày dự sinh

Những thông tin này sẽ được Theo dõi thai kỳ sử dụng để tính toán sự phát triển của con.

Nếu mẹ bầu chưa biết chính xác ngày dự sinh của mình thì có thể nhấn vào mục “None, please calculate”.

Giao diện ứng dụng Theo dõi thai kỳ
Giao diện ứng dụng Theo dõi thai kỳ

Như vậy, app tính ngày dự sinh sẽ chuyển sang giao diện như sau. Ở đây, mẹ chỉ cần chọn số ngày tương ứng với độ dài trung bình của kỳ kinh nguyệt. Rồi chọn “ Next”. Nếu mẹ không chắc chắn thì hãy ấn chọn mục “I don’t know”.

Giao diện ứng dụng Theo dõi thai kỳ
Giao diện ứng dụng Theo dõi thai kỳ

Cũng tương tự như Trợ lý mẹ bầu, mẹ cần nhận ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Sau đó ấn vào mục “Calculate” để app tính ngày dự sinh.

Giao diện ứng dụng Theo dõi thai kỳ
Giao diện ứng dụng Theo dõi thai kỳ

Sau khi tính toán, app sẽ hiện ra kết quả với tuổi thai kỳ và ngày dự sinh bé. Cuối cùng mẹ chỉ cần ấn vào “Save” để lưu lại thôi!

Nếu bố mẹ cảm thấy “Theo dõi thai kỳ” hữu ích, hãy ấn vào đây để tải nhé: Link tải phần mềm cho android (Phần mềm sử dụng được trên tất cả các thiết bị điện thoại chạy hệ điều hành Android mẹ nhé!).

Hiện nay, Theo dõi thai kỳ được đánh giá 4,7 sao với hàng loạt nhận xét tốt, chẳng hạn:

  • “great app for pregnancy” – Vân Hoàng
  • “Good app!” – Tien Linh Nguyen

Lưu ý là hiện tại app mới chỉ hỗ trợ tiếng anh nên nếu bố mẹ không quen sử dụng tiếng anh thì Theo dõi thai kỳ không phải là lựa chọn tối ưu đâu ạ!

2.3. Trợ lý mẹ bầu 2020. Theo dõi thai kỳ. Bà bầu bà bầu

Trợ Lý Mẹ Bầu là ứng dụng thông minh, cung cấp đầy đủ các tính năng theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ, giúp mẹ bầu bớt bỡ ngỡ khi lần đầu làm mẹ.

2.3.1.Tại sao mẹ nên dùng phần mềm tính ngày dự sinh Trợ lý mẹ bầu 2020

Trợ Lý Mẹ Bầu cung cấp đầy đủ các tính năng theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ
Trợ Lý Mẹ Bầu cung cấp đầy đủ các tính năng theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ

Trợ Lý Mẹ Bầu cung cấp đầy đủ các tính năng theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ

Trợ lý mẹ bầu 2020 sẽ giúp mẹ:

  • Cung cấp thông tin về sự tăng trưởng của em bé trong thai kỳ
  • Những điều mẹ bầu nên chú ý trong tuần này hoặc những gì cần mang vào bệnh viện
  • Hướng dẫn các chế độ ăn uống khi mang thai
  • Lời khuyên cho mỗi tuần của thai kỳ của bà bầu , từ việc thụ thai đến sinh nở, các bài tập và tập luyện, sách để đọc và những thứ khác để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tính ngày chào đời của bé một cách dễ dàng
  • Máy theo dõi co bóp thông minh sẽ cho mẹ biết khi nào mẹ nên đến bệnh viện

2.3.2. Cách tính ngày dự sinh bằng ứng dụng Trợ lý mẹ bầu 2020

Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu
Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

Khác với Trợ lý mẹ bầu và Theo dõi thai kỳ, ngoài phương pháp “My last menstrual period” – Ngày đầu của kỳ kinh cuối, Trợ lý mẹ bầu 2020 còn có khả năng tính ngày dự sinh bằng 4 phương pháp khác:

  • “I know week and day” – Mẹ biết tuổi thai nhi
  • “Date i conceived (IVF)” – Ngày mẹ thụ thai IVF
  • “Estimated due date” – Ngày sinh dự kiến của mẹ
  • “Ultrasound data” – Dữ liệu siêu âm
Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu
Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

Với phương pháp “My last menstrual period” – Ngày đầu của kỳ kinh cuối, Trợ lý mẹ bầu 2020 mặc định độ dài trung bình của kỳ kinh nguyệt là 28 ngày. Do đó, mẹ chỉ cần nhận đúng ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng là được!

Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu
Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

Nếu mẹ biết tuổi thai nhi thì với phương pháp “I know week and day”, mẹ chỉ cần nhận đúng giá trị tuần, ngày tương ứng mà thôi.

Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu
Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

Với phương pháp “Date i conceived (IVF)” – Ngày mẹ thụ thai IVF, phần mềm tính ngày dự sinh sẽ tính toán dựa trên dữ liệu ngày mẹ thụ thai IVF.

Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu
Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

Phương pháp “Estimated due date” phù hợp với những bà bầu đã biết ngày sinh dự kiến của mình. Thông thường các bé sẽ được sinh ra trong khoảng trước và sau ngày dự sinh khoảng 2 tuần.

Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu
Giao diện ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

Để tính toán ngày dự sinh bằng phương pháp “Ultrasound data” – Dữ liệu siêu âm, mẹ cần biết ngày siêu âm cùng các chỉ số trong kết quả siêu âm. Sau đó chọn ngày tương ứng với ngày siêu âm và ấn “Calculate” để Trợ lý mẹ bầu 2020 tính toán kết quả.

Bố mẹ có thể tải Trợ lý mẹ bầu 2020 tại đây: Link tải phần mềm cho android (Phần mềm sử dụng được trên tất cả các thiết bị điện thoại chạy hệ điều hành Android mẹ nhé!).

Hiện nay, Trợ lý mẹ bầu 2020 được đánh giá 4,7 sao với hàng loạt nhận xét tốt, chẳng hạn:

  • “Rất nhiều thông tin hữu ích cho từng thời kỳ phát triển thai nhi 👍” – Trang Ngô
  • “1 trải nghiệm mới” – Bong Bong
  • “Tuyệt vời 👍” – Lung Thi

3. Lưu ý khi sử dụng phần mềm tính ngày dự sinh

Trên thực tế, việc sử dụng các phần mềm dự sinh chỉ mang yếu tố tham khảo, không đúng hoàn toàn 100% vì thời gian khi bé ra đời còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

Sử dụng các phần mềm tính ngày dự sinh không đúng hoàn toàn 100%
Sử dụng các phần mềm tính ngày dự sinh không đúng hoàn toàn 100%
  • Chất lượng sống của mẹ: Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu lạm dụng các loại thuốc như thuốc bổ, nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác… sẽ khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón. Thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Để hạn chế trường hợp này xảy ra, khi mang thai bé, mẹ cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng khoa học. Đặc biệt là:
  • Bổ sung đầy đủ, cân bằng 4 nhóm chất thiết yếu: Chất bột đường (carbohydrate); Chất đạm (protein); Chất béo (lipid); Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thai kỳ và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.
  • Sức khỏe của mẹ, sức khỏe của bé: Trong trường hợp mẹ mắc các bệnh như cao huyết áp, Bệnh lý thận, Đái tháo đường tuýp 1, Thiếu máu…có nhiều khả năng bé sẽ bị sinh non. Điều này gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé. Do đó, bên cạnh việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, mẹ lưu ý khi gặp các dấu hiệu như: Nặng bụng hoặc đau bụng; Ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung; Đau thắt lưng, đau quặn bụng có thể kèm tiêu chảy… mẹ cần thăm khám bác sĩ để kịp thời xử lý, tránh những rủi ro không mong muốn mẹ nhé!.
  • Các yếu tố bên ngoài: Các tình huống bất ngờ xảy ra trong thai kỳ (Ví dụ: Lao động trong môi trường nặng nhọc, vất vả quá sức; Trong quá trình mang thai gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm; …) có thể khiến mẹ sinh sớm hơn ngày dự sinh. Ngoài ra đối với các trường hợp mẹ bị vỡ ối sớm, đa ối, gặp vấn đề về nhau thai, tiểu đường thai kỳ,… các bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm để đảm bảo an toàn.

4. Gợi ý các phương pháp tính ngày dự sinh chuẩn nhất

Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc tính ngày dự sinh
Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc tính ngày dự sinh

Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt:

Cách tính này dành cho mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt ổn định trước đó. Mẹ bầu cần ghi nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Tính ngày dự sinh theo siêu âm

Đây là một trong những cách phổ biến hiện nay. Trong lần kiểm tra thai từ 8 – 14 tuần, bác sĩ sẽ giúp mẹ tính ngày dự sinh của thai nhi thông qua kết quả siêu âm các chỉ số phát triển của thai. Đây cũng là thời điểm cho kết quả tính tuổi thai cũng như các kết quả thăm khám dị tật bẩm sinh chính xác nhất.

Tính ngày dự sinh cho mẹ bầu mang thai bằng phương pháp IVF

IVF là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. IVF mang đến tin vui tới bố mẹ trong trường hợp bị hiếm muộn. Do đặc thù của IVF nên cách tính tuổi thai hay ngày dự sinh sẽ có những khác biệt. Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn về IVF tại đây.

Mẹ có thể tham khảo thêm tại: Dự đoán ngày bé chào đời với 5 cách tính ngày dự sinh

Hi vọng mẹ qua bài viết, mẹ đã chọn được cho mình phần mềm cũng như phương pháp tính ngày dự sinh phù hợp nhất. Mang thai, tinh thần của mẹ là yếu tố quan trọng nhất đó ạ! Nếu có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn, mẹ để lại bình luận để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *