Vô tình làm ra chiếc máy quay chụp xuyên thấu quần áo, Sony suy tính gì khi thu hồi tới 700.000 sản phẩm đang được dân tình tranh nhau mua?

Vào những năm 1990, máy quay gia đình được rất nhiều người ưa chuộng. Chính vì thế có rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển mặt hàng này. Trong đó phải kể đến Sony- một tập đoàn đa quốc gia đến từ Nhật bản.

Vào năm 1998, Sony đã cho ra mắt sản phẩm máy quay phim cầm tay có tên là HandyCam. Được biết đây là loại máy quay rất hiện đại thậm chí nó còn được trang bị công nghệ nhìn vào ban đêm. Sony đã lắp đặt thêm ống kính sử dụng tia hồng ngoại cho máy ảnh của họ. Điều này cho phép người dùng chụp ảnh và quay phim trong bóng tối.

Chính vì sản phẩm của họ có những đặc điểm ưu việt như vậy nên Sony đã rất nỗ lực quảng bá và kỳ vọng sản phẩm của mình sẽ được mọi người đón nhận. Công ty thậm chí thuê hẳn một công ty quảng cáo nổi tiếng có tên là Campbell Ewald Awald để PR cho sản phẩm. Ngoài ra Sony còn chạy cả quảng cáo trên các tạp chí:

Biết sản phẩm có lỗi nhưng khách hàng lại tranh nhau mua, Sony tính toán gì khi thu hồi 700,000 sản phẩm bán chạy của mình? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, khi đưa sản phẩm ra thị trường họ mới phát hiện sản phẩm của họ có một lỗi vô cùng nghiêm trọng. Một vài người dùng đã phát hiện ra máy ảnh của Sony có khả năng nhìn xuyên qua quần áo vào ban ngày. Vào thời điểm đó, vấn đề này là một chủ đề nóng và được rất nhiều người quan tâm. Nhiều phóng viên và tạp chí của Nhật Bản cũng liên tục đưa tin. Ấy thế mà, nhu cầu về loại máy ảnh này lại tăng lên đột ngột. Thậm chí có nơi HandyCam còn được bán với giá 2,500 USD- đắt gấp 4 lần giá niêm yết của công ty.

Nguyên nhân gây ra sai lầm nghiêm trọng này là vì máy ảnh của Sony được trang bị tia hồng ngoại nên với điều kiện ánh sáng thích hợp máy ảnh có thể nhìn xuyên qua quần áo. Đặc biệt, nếu người đó mặc đồ tối màu hoặc quần áo mỏng, như đồ tắm thì chức năng này còn hoạt động tốt hơn nữa. Chính vì thế, loại máy ảnh này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư của của nhiều người.

Người ta đã ghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ bị quấy rối và “hung khí” là chiếc máy ảnh HandyCam. Thậm chí sau đó những hình ảnh nhạy cảm của họ còn bị phát tán lên mạng. Kể từ khi người ta phát hiện ra máy ảnh của Sony có lỗi thì các trang web đen mọc lên như nấm. Rồi cũng phải mãi đến sau này cảnh sát mới ngăn chặn được tình trạng này.

Phản ứng của Sony

Sau khi phát hiện ra lỗi, Sony ngay lập tức thông báo thu hồi 700.000 máy ảnh. Đó là vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử công ty. Đồng thời công ty yêu cầu tất cả các nhà phân phối ngừng bán loại sản phẩm này trên thị trường. Sony cũng đe dọa nếu có bất kỳ ai cố gắng bán sản phẩm để thu lợi thì công ty sẽ có tiến hành xử lý theo pháp luật.

Để khắc phục sự cố và cũng để bảo vệ công ty, Sony không cố gắng biện minh rằng sản phẩm này có ích cho y học hay cho bất kỳ ai khác mà chấp nhận rằng họ đã sai.

Tiếp đó, Sony đã giới thiệu sản phẩm mới và loại bỏ chứng năng trên, họ đã thay đổi tính năng trên và máy quay mới sẽ chỉ hiển thị màn hình trắng trơn khi chế độ đó được kích hoạt vào ban ngày. Thế nhưng người dùng vẫn tỏ ra nghi ngờ và tìm cách khiến nó có thể nhìn xuyên thấu bằng bộ lọc đặc biệt.

Dù gây ra một “scandal” nghiêm trọng như vậy, nhưng Sony không phải chịu trách nhiệm pháp lý với sự cố này.

Từ đây chúng ta có thể rút ra một bài học quý giá đó là: Khi bạn phát hiện ra một sai lầm lớn, hãy hành động nhanh chóng và quyết đoán. Nếu bạn trì hoãn và để cho vấn đề trở nên phức tạp hơn thì mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

Vì sao có người không giỏi bằng bạn nhưng họ đang kiếm nhiều tiền hơn? Bí mật nằm ở một thứ mà ít người nghĩ tới

Mộc Dương

Theo BM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *