Văn hóa
22/09/2018 08:00 –
Phần bắt đầu của bản giao hưởng số 5 của Beethoven được cả thế giới biết đến, dẫu motif của nó chỉ có đúng bốn nốt ngân dài. Các nhà nghiên cứu âm nhạc đã tự hỏi trong một thời gian dài là số phận có thực sự gõ cửa số phận ngay tại phần mở đầu tác phẩm không?
Beethovenfest năm 2018 tại Bonn
Nếu Beethoven còn sống đến ngày nay, hẳn ông có thể trở thành giàu có thông qua việc hưởng phí từ chuông điện thoại, các chuyển soạn âm nhạc theo mọi phong cách, bản in các bản thảo âm nhạc trên túi, cốc, ô…, không chỉ tiền bản quyền các tác phẩm âm nhạc, ví dụ tại Beethovenfest năm 2018 ở Bonn, người ta có thể nghe thấy bản giao hưởng số 5 của ông cả nguyên bản và các chuyển soạn theo phong cách hiện đại.
Tại sao là một bản giao hưởng định mệnh?
Bản giao hưởng số 5 cung đô thứ được Beethoven viết năm 1808 đã đi vào lịch sử âm nhạc với tên gọi bản giao hưởng Số phận. Đây là tác phẩm trung tâm của Beethovenfest, lễ hội âm nhạc có chủ đề “Định mệnh”. Sự thật là bản giao hưởng này đã được Anton Schindler – người viết tiểu sử và thư ký của Beethoven đặt cho. Khi ông hỏi Beethoven về motif mở đầu của bản giao hưởng số 5, nhà soạn nhạc đã trả lời: “Đó là âm thanh của Định mệnh gõ lên cánh cửa”.
Với Jens Dufner – nhà nghiên cứu tại Beethoven-Haus ở Bonn, ý tưởng số phận này thật khó hiểu: “Anton Schindler quả thực là một người dễ gây ảnh hưởng”, Dufner nói, hàm ý việc có thể Schindler đã áp đặt quan điểm của mình. Dẫu ông là người sống cùng thời với Beethoven nhưng Dufner cho rằng Schindler có xu hướng kể lại mối quan hệ của mình với Beethoven theo cách khác biệt so với thực tế. “Trong nhiều năm, ông ấy đã nỗ lực miêu tả một cách rõ nét sự thân thiết của mình với Beethoven và có thể thêm thắt nhiều”.
Chín năm trước khi công bố câu nói nổi tiếng này của Beethoven. Schindler đã từng biết một bài báo về bản giao hưởng số năm và trải nghiệm của mình khi nghe âm nhạc của Beethoven, trong đó ông nêu cảm giác là thứ âm nhạc này nói về cuộc tranh đấu của một người anh hùng với số phận. “Câu nói được cho là của Beethoven đã được công bố sau đó,” Dufner nói. “Điều này khiến chúng tôi nghi ngờ”. Nhà âm nhạc học Michael Stuck-Schloen cũng ngờ vực Beethoven – ngay cả câu nói này thực sự của ông – chỉ muốn giải thoát mình khỏi người viết tiểu sử hay phiền nhiễu của mình bằng một câu trả lời ngắn gọn.
Số phận của Beethoven: bệnh điếc
Beethoven đã vượt qua số phận của mình
Chỉ có một điều chắc chắn là bản giao hưởng này ra đời vào thời điểm Beethoven đã gặp vấn đề về thính giác và phải chịu đựng tiếng ù ù trong tai mình thay vì âm thanh. Tình trạng đó bắt đầu từ năm 1798 và 16 năm sau thì ông điếc hoàn toàn. Trong suốt quá trình điều trị tại một khu chữa bệnh ở Heiligenstadt vào năm 1802, ông đã viết lên nguyện ước của mình: “Những điều ngăn không khiến tôi tự kết liễu đời mình thật nhỏ bé. Chỉ duy nhất nghệ thuật giữ tôi bước tiếp”.
Dẫu cho thời điểm đó đã có một số bản ghi lại các nốt mà sau này được đưa vào bản giao hưởng số năm, Beethoven đã không bắt đầu sáng tác tác phẩm cho đến mãi sau này, Dufner cho biết. Không có bằng chứng nào cho thấy cơn khủng hoảng Heiligenstadt để lại bất kỳ ảnh hưởng lên bản giao hưởng này.
Jan Caeyers – nhà lịch sử âm nhạc người Bỉ, nhạc trưởng và người từng viết tiểu sử về Beethoven biographer, miêu tả sự thay đổi hoàn toàn cuộc đời nhà soạn nhạc vào thời điểm này như thế nào. Với ông, việc theo đuổi sự nghiệp biểu diễn đàn piano đã kết thúc vì bệnh điếc. Có thể vì thế, ông muốn đi vào lịch sử âm nhạc như một nhà soạn nhạc vĩ đại và viết nên những tác phẩm xuất sắc.
“Đấy chính là nơi kết thúc một giai đoạn trong cuộc đời ông và nơi một Beethoven vĩ đại bắt đầu,” Caeyers nói với DW. “Không hề thông báo, Beethoven đã phát triển một ‘ngôn ngữ’ mới viết cho dàn nhạc, vượt qua phạm vi thông thường của một tác phẩm giao hưởng, mở rộng các sáng tác và âm thanh dàn nhạc của ông trở nên sâu sắc hơn và mang xúc cảm mãnh liệt hơn”, ông nhận xét thêm. Beethoven từng viết thư cho một người bạn: “Tôi chỉ muốn túm lấy cổ số phận – nó không thể làm tôi gục ngã”.
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp
Hình ảnh của một người cô đơn ngồi giữa các chồng bản thảo không phù hợp với trường hợp của Beethoven – ít nhất là khi còn trẻ. Ông quan tâm đến văn học và triết học, và hơn tất cả nữa là chính trị. Bị cách mạng Pháp thu hút, ông chia sẻ các quan điểm về tự do, công bằng và bác ái của nó. Beethoven thường xuyên đưa các giai điệu và motif về cuộc cách mạng Pháp vào tác phẩm của mình, bao gồm cả bốn nốt trong phần mở đầu bản giao hưởng số 5.
Nhạc trưởng Pháp Francois-Xavier Roth và dàn nhạc Les Siecles của ông coi bản giao hưởng này là một tác phẩm “cách mạng”. “Bão gió thổi suốt tác phẩm thực sự đến từ những khía cạnh triết học mới của cuộc cách mạng Pháp và bùng nổ ở phần cuối,” Roth nói. Tại Pháp, bản giao hưởng số 5 của Beethoven với kết thúc bùng nổ ở nốt đô trưởng không được miêu tả như “bản giao hưởng số phận” mà là một khúc ca “chiến thắng” hay một khúc khải hoàn.
Những gì Beethoven để lại cho các nhà nghiên cứu?
Bút tích của Beethoven
Roth và dàn nhạc do ông dẫn dắt biểu diễn bản giao hưởng số 5 tại Beethovenfest 2016 – với các nhạc cụ từ thời đại của Beethoven, đã tạo ra những âm thanh hoàn toàn mới. Thật khó để so sánh với một phiên bản với âm thanh thông thường như chúng ta vẫn nghe, với motif mở màn luôn luôn được nhấn mạnh một cách vô cùng thống thiết, Roth nhận xét.
“Chúng tôi phải quay trở lại với những gì đã được viết ra bởi Beethoven hết sức cẩn trọng với việc [người ta] hiểu về âm nhạc của mình”, ông lưu ý. Nếu Beethoven muốn nhấn mạnh điều gì đó riêng biệt, ông thường viết xuống. “Nếu ông ấy muốn cái gì đó trôi theo hay thuận theo một hàng, ông thường viết ra. Thật cuốn hút khi đọc lại bản tổng phổ này của ông”.
Dufner là một chuyên gia về đọc các bản tổng phổ bằng con mắt mới mẻ. Tại bộ phận nghiên cứu ở Beethoven-Haus, ông phân tích các bản viết tay, bản sao chép tác phẩm của Beethoven, các tài liệu âm nhạc và viết các chú giải.
Khi soạn một bộ toàn tập các tác phẩm âm nhạc của Beethoven năm 2013, Dufner nghiên cứu sâu hơn về bản giao hưởng số năm – và một khối lượng lớn các tác phẩm khác mà nhà soạn nhạc viết cùng thời gian – và sau đó biên tập lại chúng.
Và không giống như bản giao hưởng số năm, Beethoven đem đến cho bản giao hưởng số 6 một ngữ nghĩa mới. Năm 1809, Beethoven đã thông báo với nhà xuất bản rằng tên của bản giao hưởng này là “Giao hưởng đồng quê hay ký ức về đồng quê, thích hợp với việc gợi ra cảm xúc hơn là vẽ lên [những cảnh tượng đồng quê”, Dufner kể. Ông cho biết , mong muốn của nhà soạn nhạc đã được ghi lại, trong khi không có dấu hiệu nào cho thấy trong cùng thời điểm này, ông viết bản giao hưởng số năm chứa đựng bất cứ điều gì ông muốn làm với chủ đề số phận [mà người ta vẫn gán ghép]. Nếu bản thân Beethoven muốn nhấn mạnh đến số phận theo cách khác trong tác phẩm này, ông có thể ghi lại trong tên tác phẩm hoặc ngay trên bản tổng phổ.
“Âm nhạc đẹp một cách điên rồ”
Thành Bonn năm 1790
Dẫu vậy thì cái tên Bản giao hưởng Định mệnh vẫn cứ kiên gan tồn tại. Trong thời kỳ Lãng mạn, các nghệ sỹ tin vào sức mạnh số phận. Johannes Brahms từng đưa chủ đề của tác phẩm này vào tứ tấu piano cung đô thứ của mình. Chính quyền Quốc xã cũng thích cái bản chất anh hùng và hùng vĩ của thứ âm nhạc này. Sau Đại chiến thế giới thứ hai, các nhà soạn nhạc trẻ có xu hướng né tránh điều đó và trở lại với truyền thống và âm điệu tonality. Nếu họ trở lại với những biểu tượng lịch sử âm nhạc, họ thích Bach hơn Beethoven.
Bắt đầu vào những năm 1960, nhạc trưởng Herbert von Karajan thu âm các bản giao hưởng của Beethoven tới bốn lần – bản thu âm năm 1963 được coi là bản thu huyền thoại.
Các khẩu vị âm nhạc thay đổi, và việc trình diễn âm nhạc theo kiểu Karajan đã lạc thời. Ngày nay các nhà nghiên cứu, các nghệ sỹ và thính giả đều quan tâm đến âm nhạc trong thời đại Beethoven và ngày nay được nghe như thế nào. “Khi chỉ huy tác phẩm, tôi thường tự hỏi những gì Beethoven muốn nghe và những gì tác phẩm âm nhạc này muốn nói với chúng ta ngày nay”, Francois-Xavier Roth nói.
“[Với những gì rút ra được từ các tác phẩm, anh có thể truyền thụ việc phân tích âm nhạc của Beethoven cho nhiều khóa học trong nhiều năm. Cùng lúc đó, thứ âm nhạc đẹp một cách điên rồ này sẽ đi thẳng đến trái tim mọi người”, Caeyers nói.
Từ một góc nhìn đầy cảm xúc, bản giao hưởng số năm của Beethoven dường như không liên quan đến số phận, ít nhất là tại Beethovenfest năm nay. “Thật hợp lý cho ai đó còn coi đây là bản giao hưởng Định mệnh. Anh phải nhận thấy những điều người ta vẫn tưởng xuất phát từ đâu và nó mơ hồ như thế nào”, Dufner nói.
Về cơ bản, mọi buổi trình diễn và mọi khán giả đều gắn kết bằng những trải nghiệm hết sức cá nhân với tác phẩm của Beethoven – có lẽ với cả số phận của nó.
Thanh Nhàn dịch
Nguồn bài và ảnh: friend.com.vn/en/beethovens-fifth-symphony-the-truth-about-the-symphony-of-fate/a-45472113
Chia sẻ Tags: âm nhạc cổ điển Beethoven Beethovenfest bản giao hưởng số năm định mệnh số phận motif
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Hướng dẫn cách chuyển quyền sở hữu Fanpage Facebook
- Doulingo Plus là ứng dụng học ngôn ngữ mà bạn không thể bỏ qua vì đây là app được yêu thích và phổ biến nhất hiện nay.
- Các bước canh đều khoảng cách các đối tượng trong Corel
- XẾP HẠNG 10 cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam nên sử dụng
- 3 cách kiểm tra số điện thoại Vinaphone đang sử dụng nhanh, đơn giản