Bộ não con người có thể nói giống như một thư viện khổng lồ chứa trong đó là hàng tá thông tin. Các thông tin này có thể được gợi lại một cách ngay lập tức nhưng cũng có những lúc bạn không thể nhớ nổi những thông tin khi rất cần. Chính vì thế, chúng ta cần luyện tập để phát huy “tối ưu” trí nhớ của mình.
Vậy làm thế nào để có trí nhớ tốt? Hãy tham khảo bài viết sau nhé!
1. Lặp đi lặp lại
Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để bạn ghi nhớ. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười biếng mà thôi.
2. Hãy nhìn cho kỹ
Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng.
3. Kích thích tinh thần
Mọi người đều biết tầm quan trọng của hoạt động thể chất để giữ cơ thể bạn luôn trong trạng thái khoẻ mạnh. Điều này cũng đúng với tinh thần của bạn. Tất cả các hoạt động tinh thần kích thích có thể giữ cho bộ não của bạn trong tình trạng tốt. Vì vậy, để ngăn cản mất trí nhớ, bạn nên đọc tờ báo, giải quyết một số câu đố ô chữ và đi một con đường mới khi lái xe. Trong thực tế, học một nhạc cụ mới cũng có thể kích thích não của bạn. Bạn nên nhớ rằng bộ não cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, bạn phải luôn hoạt động để giữ cho nó khỏe mạnh.
4. Liên tưởng một cách có hình ảnh
Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng. Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu… thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một hình ảnh mà bạn liên tưởng.
5. Giao tiếp cơ bản thường xuyên
Giao lưu chia sẻ với mọi người có thể ngăn ngừa stress và trầm cảm. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội để trò chuyện với bạn bè và những người thân yêu. Bất cứ khi nào bạn được mời đến một bữa tiệc hay bữa ăn tối, không nên nghĩ quá nhiều về nó. Trong thực tế, khi bạn gặp nhiều loại người khác nhau, tham gia vào các cuộc đàm thoại sẽ giữ cho bộ não luôn hoạt động và sắc nét và cải thiên được trí nhớ nhiều hơn.
6. Tập trung vào tiếng động
Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm nhận được gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tưởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc trên truyền hình hay trong radio.
7. Làm mọi thứ có tổ chức
Theo hầu hết các nghiên cứu, mọi người hay quên khi nhà cửa lộn xộn hoặc không được tổ chức tốt. Bạn nên giữ một nhật kí và ghi lại các cuộc hẹn quan trọng, các sự kiện và nhiệm vụ. Duy trì ghi chép lịch luôn luôn là cách tốt nhất để làm sắc nét bộ nhớ của bạn. Một danh sách liệt kê những thứ cần làm sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn. Bạn cũng có thể cất chìa khoá và những thứ cần thiết khác ở một địa điểm cụ thể, từ đó hình thành thói quen và bạn sẽ không cần cố gắng ghi nhớ tất cả.
8. Gắn liền con người với hoàn cảnh
Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ǎn mặc như thế nào?
9. Cố gắng để tập trung
Đừng nên cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, mà tập trung vào các thông tin bạn muốn ghi nhớ. Điều này sẽ giúp bạn nhớ kĩ nó sau này. Trong thực tế, nó có thể giúp bạn nhớ những điều cụ thể, thậm chí nếu bạn không nhớ chính xác, bạn chắc chắn sẽ thấy quen thuộc nếu bạn tập trung.
10. Tách tên người ra thành những từ độc lập
Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm nhiều từ rồi so sánh một cách hài hước. Thí dụ: đối với những tên Tây như Lorayne: Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai.
11. Tập thể dục hàng ngày rất quan trọng
Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu trong cơ thể cũng như bộ não của bạn. Điều này giúp bộ nhớ của bạn khá sắc nét. Hầu hết các chuyên gia y tế tin rằng người trưởng thành khỏe mạnh nên tham gia ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu vừa phải mỗi tuần. Trong trường hợp bạn không thể dành thời gian tập luyện toàn thân, 10 phút tập cardio (các bài tập cho tim mạch) hàng ngày cũng có thể giữ vai trò quyết định.
12. Tǎng tốc độ
Lấy một bài báo rồi đánh dấu tất cả các chữ “b”, cành nhanh càng tốt. Sau đó từ từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt được kết quả tốt. Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi.
13. Chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng
Như đã nói ở trên, bộ não cũng giống như bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể. Bạn cần giữ cho nó khỏe mạnh. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bộ nhớ của bạn. Cố gắng tăng tiêu thụ các loại rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm protein ít béo như thịt nạc, cá, thịt gia cầm không da cũng sẽ tốt hơn. Trong thực tế, bạn cũng nên tập trung vào việc uống nhiều chất lỏng. Uống nhiều nước, và cố gắng bỏ rượu. Rượu và các loại thuốc lá khác có thể dẫn đến mất trí nhớ vì vậy cần tránh dùng các thức ăn, đồ uống có hại cho trí nhớ (xem thêm: cách cai thuốc lá hiệu quả)
14. Thiết kế bộ “Số-Hình ảnh”
Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Đối với những con số dài bạn áp dụng biện pháp “Số=Hình ảnh”. Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất tốt với hệ thống này.
15. Cố gắng kiểm soát những bệnh mãn tính
Nếu bạn đang bị bất kỳ bệnh mãn tính nào như huyết áp cao, tiểu đường hay trầm cảm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và làm theo. Nếu bạn có thể kiểm soát bệnh mãn tính, bạn sẽ làm giảm căng thẳng và làm sắc nét trí nhớ của bạn. Bạn cũng nên kiểm tra các loại thuốc và thảo luận với bác sĩ. Một số loại thuốc có xu hướng ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn.
16. Học những điều mới
Không phải chỉ khi ngồi trên ghế nhà trường bạn mới cho rằng việc học quan trọng. Điều đó hoàn toàn sai lầm, nếu bạn ngưng việc học đồng nghĩa với việc trí nhớ của bạn cũng sẽ ngưng lại với những kiến thức đã tích luỹ được trước đó và mất dần theo thời gian. Vì vậy, dù làm gì bạn cũng cần liên tục học những cái mới như: Ngoại ngữ, nhạc hoặc một môn phụ đạo mà bạn yêu thích. Việc học những thứ mới sẽ kích thích vào não bộ, làm cho não của bạn không quên nhiệm vụ ghi nhớ của mình.
17. Đặt câu hỏi
Rèn luyện trí nhớ không phải chỉ là lắng nghe, làm theo và nghi nhớ. Mà bạn cũng cần có sự sáng tạo cho riêng mình, hãy đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc giải quyết vấn đề bắt buộc bạn phải suy nghĩ, lục lại kiến thức, trí nhớ của mình xem câu trả lời nằm ở đâu. Đó vừa là cách giúp bạn ôn lại những kiến thức cũ vừa là cách giúp bạn rèn luyện trí nhớ của mình hiệu quả.
18. Hiểu vấn đề
Trước khi bạn muốn nhớ một điều gì đó bạn phải hiểu được vấn đề đó là gì. Việc hiểu vấn đề sẽ giúp cho bạn định hình được trong đầu của mình nó như thế nào. Đừng cố nhồi nhét một cách máy móc, cách đó chỉ giúp bạn nhớ tạm thời, đối phó và sẽ quên nhanh nếu một thời gian không sử dụng đến.
19. Sự liên tưởng
Không phải ai cũng có thể nhớ nhanh và lâu được nhiều việc khác nhau. Tuy nhiên, một phương pháp rất hữu ích có thể giúp bạn rèn luyện trí nhớ đó là sự liên tưởng. Khi gặp một vấn đề việc đầu tiên là hiểu vấn đề sau đó hãy liên tưởng đến những vấn đề bạn đã biết rõ có liên quan đến nó. Việc liên tưởng không chỉ giúp bạn rèn luyện trí nhớ mà còn góp phần làm cho sự liên tưởng sự việc của bạn trở nên phong phú hơn rất nhiều.
20. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
Bạn sẽ không thể nhớ nỗi được vấn đề gì nếu cứ suốt ngày lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi thứ bị đảo lộn, kết quả là những thông tin bạn đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.
Hy vọng rằng với 20 bí quyết giúp trau dồi trí nhớ này bạn sẽ có một trí nhớ tốt hơn. Hãy chia sẽ với bạn bè để họ cũng biết được những bí quyết này nhé!
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Top 10 phần mềm ghép ảnh tốt nhất hiện nay
- Tải 11 ứng dụng Analog mới nhất 2021 cho iPhone và iPad
- Người mệnh Kim có hợp với mệnh Kim không? – Xem Phong Thủy 365
- Download Call Of Duty Black Ops Full 1 Link Fshare [100% OK]
- Cách sử dụng Word trên Macbook