Tiêu đề nội dung
Mạng máy tính (network system), hay còn gọi là hệ thống mạng (computer network) là sự kết hợp của nhiều máy tính, thông qua thiết bị kết nối mạng cùng với các phương tiện truyền thông theo một cấu trúc. Mạng máy tính là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống con người? Mời bạn cùng SEMTEK tìm hiểu về khái niệm liên quan đến mạng máy tính trong phần chia sẻ của bài viết sau nhé.
Cùng nhau tìm hiểu rõ hơn mạng máy tính là gì?
1. Khái niệm mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là gì? Đây thực ra là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (Network Architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẽ tài nguyên cho nhiều người sử dụng.
Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố hoặc trên phạm vi toàn cầu.
Related Articles
- Thiết kế Web là làm gì? Cần làm những công việc gì khi thiết kế Web? 1 week ago
- Chăm Sóc Website | Phương Pháp Hiệu Quả Tăng Cơ Hội Kinh Doanh 1 week ago
- Các doanh nghiệp tại Việt Nam nên mua tên miền ở đâu? 1 week ago
- Plesk là gì? Cách sử dụng Plesk đúng cách như thế nào? 1 week ago
Mạng máy tính bao gồm ba thành phần chính:
- Các máy tính;
- Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;
- Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.
2. Phân loại mạng theo chức năng
Xét theo chức năng của các máy tính trong mạng, có thể phân mạng thành 3 mô hình chủ yếu sau:
Mô hình mạng ngang hàng (Peer – to – Peer)
Trong mô hình này, tất cả các máy tính tham gia đều có vai trò giống nhau. Mỗi máy vừa có thể cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác trong mạng. Mô hình này chỉ thích hợp với mạng có quy mô nhỏ, tài nguyên được quản lý phân tán, chế độ bảo mật kém.
Mô hình khách – chủ (Client – Server)
Trong mô hình này, một hoặc vài máy sẽ được chọn để đảm nhận việc quản lý và cung cấp tài nguyên (chương trình, dữ liệu, thiết bị,…) được gọi là máy chủ (Server), các máy khác sử dụng tài nguyên này được gọi là máy khách (Client).
Máy chủ là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khách bằng cách điều khiển việc phân phối tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung. Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp. mạng máy tính là gì
Mô hình khách – chủ có ưu điểm là dữ liệu được quản lý tập trung, bảo mật tốt, thích hợp với các mạng trung bình và lớn.
Mô hình dựa trên nền Web
Ngày nay, do sự phát triển của Internet nên có rất nhiều công ty và cá nhân sử dụng Internet như một mạng “xương sống” và kết nối với mọi người trên toàn cầu. Mạng trên phạm vi Internet được gọi là mạng liên kết nối và ngày càng trở nên phổ biến. Người dùng chỉ cần trình duyệt Web và một kết nối Internet để chia sẻ các tập tin, tải các ứng dụng, xem video hoặc tham gia học tập trực tuyến.
3. Lịch sử hình thành mạng máy tính là gì
Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra transistor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn.
Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này.
Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transistor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch.
Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là minicomputer bắt đầu xuất hiện.
Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính còn được gọi là máy tính cá nhân (personal computer – PC).
Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh doanh.
Đặc biệt giữa thập niên 1980, người dùng máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác.
Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin.
Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu.
Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào.
Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet. mạng máy tính là gì
Thống kê các loại trong hệ thống mạng máy tính
1. Mạng LAN
Mạng LAN thường được sử dụng trong một doanh nghiệp để cung cấp kết nối Internet cho tất cả những người cùng ở một không gian với một kết nối Internet duy nhất. Tất cả các thiết bị Internet có khả năng được cấu hình như các nút trong một mạng LAN và có thể được kết nối với Internet thông qua một máy tính riêng. Các máy tính trong mạng LAN cũng được sử dụng để kết nối các máy trạm văn phòng để cấp quyền truy cập vào máy in.
2. Mạng WAN
khi mà mạng LAN có mức độ phủ sóng trong một phạm vi rất nhỏ chỉ ở 1 tòa nhà thì mạng WAN có thể bao gồm một khu vực địa lý rộng lớn, vượt biên giới quốc gia hay quốc tế. Một mạng WAN được thực hiện bằng cách sử dụng đường dây thuê bao được cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ hoặc bằng cách sử dụng các gói mạng chuyển mạch về truyền dữ liệu.
3. Mạng INTRANET
là một mạng nội bộ mở rộng về cơ bản là một mạng máy tính mà người dùng từ bên trong công ty có thể tìm thấy tất cả các nguồn lực của mình mà ko phải ra ngoài công ty khác, mạng INTRANET có thể bao gồm các mạng LAN, WAN và MAN
4. Mạng SAN
Mạng SAN hay còn được gọi là mạng lưu trữ cung cấp một cơ sở hạ tầng tốc độ cao để di chuyển dữ liệu giữa các thiết bị lưu trữ và máy chủ tập tin. Hiệu suất của mạng SAN rất nhanh, có sẵn các tính năng dự phòng, khoảng cách giữa các máy trong mạng SAN có thể lên đến 10 km đồng thời sở hữu một mức chi phí thấp, nhà quản trị có thể sử dụng mạng SAN vô cùng hiệu quả.
Những lợi ích mà mạng máy tính mang lại cho cuộc sống
Mạng máy tính mang lại cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên để có thể hiểu được những lợi ích mà mạng máy tính mang lại trước hết bạn cần hiểu được mạng Internet là gì?
Internet là một hệ thống mạng gồm nhiều máy tính kết nối với nhau giúp cho mọi người có thể truy cập thông tin trên toàn thế giới một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Hệ thống này gồm nhiều các máy tính nhỏ của các công ty, các cá nhân hay cơ quan chính phủ truyền thông tin bằng các thức chuyển các gói dữ liệu.
Lợi ích của mạng máy tính là gì?
- Bạn có thể tưởng tượng một thế giới bây giờ mà KHÔNG có email, báo trực tuyến , blog, trò chuyện và các dịch vụ khác được cung cấp bởi internet hay không?
- Thiết lập mạng máy tính là một cách thực hiện nhanh chóng và là nơi đáng tin cậy để chia sẻ thông tin và tài nguyên trong doanh nghiệp. Nó có thể giúp bạn tận dụng tối đa các hệ thống và thiết bị CNTT .
- Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp bạn sẽ hiểu rằng các giải pháp CNTT rất quan trọng đối với hiệu quả trong mọi hoạt động của công ty. Và mạng máy tính là một trong những giải pháp CNTT hiện nay không thể thiếu.
- Mạng máy tính có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển, cho phép bạn lưu trữ dữ liệu kinh doanh quan trọng ở một vị trí tập trung. Điều này cho phép các máy tính khác nhau trong mạng truy xuất dữ liệu từ vị trí chính.
- Mạng máy tính cho phép nhân viên chia sẻ ý tưởng dễ dàng hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Làm tăng năng suất công việc và tạo thêm thu nhập cho công ty. Quan trọng hơn, mạng máy tính giúp cho rất nhiều công ty cung cấp sản phẩm của họ cho cả thế giới.
- Chia sẻ tài nguyên – Có thể chia sẻ tài nguyên như máy in, máy fax, máy tính Thiết bị lưu trữ (HDD, FDD và ổ đĩa CD), Webcam, Máy quét, Modem và nhiều thiết bị khác.
- Chia sẻ Chương trình – Cũng như bạn có thể chia sẻ các tập tin trên một mạng , bạn có thể thường xuyên chia sẻ chương trình trên một mạng.
Block "”affiliate-marketing-banner-ads”" not found
Các tìm kiếm liên quan
- mạng máy tính là gì tin học 9
- mạng máy tính là gì tin học 10
- thông lượng mạng máy tính là gì
- sơ đồ mạng máy tính
- mạng internet là gì
- để kết nối các máy tính người ta
- tóm tắt mạng máy tính
- truyền dẫn có dây có các trường hợp phổ biến nào
Nội dung liên quan:
- TOP những lợi ích của Website mang đến cho doanh nghiệp của bạn
- NET Framework là gì? Tại sao nó lại quan trọng trong máy tính?
- Ahref là gì? Hướng dẫn cách sử dụng ahrefs cho người mới
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Chia sẻ tài khoản VietPN VIP vĩnh viễn – Giảm Ping khi chơi game 2021
- Làm sao để kích hoạt tính năng bảo mật 2 lớp trên Apple ID? Thủ thuật
- Làm thế nào để chỉnh màu da giống nhau trong Photoshop?
- Sửa lỗi không gõ được tiếng Việt trong Corel
- Cách chuyển ảnh từ điện thoại sang máy tính đơn giản nhất