Bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được? Mẹ nên lưu ý điều gì để tránh nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cho bé? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong quá trình chăm sóc bé.
Các bệnh viện thường có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé gái sơ sinh mới chào đời. Để thuận tiện, nhiều bậc cha mẹ đã quyết định bấm cho bé ngay sau khi sinh ra. Dù bấm lỗ tai ở thời điểm nào thì ba mẹ cũng cần chú ý chăm sóc cho lỗ tai bé cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng đến vết thương. Vậy bao lâu thì vết thương do bấm lỗ tai lành lại và bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được?
1. Mới bấm lỗ tai có được tháo ra không?
Bé mới được bấm lỗ tai không nên tháo ra ngay
Khi vừa mới bấm lỗ tai xong, ba mẹ tuyệt đối không nên tháo ra ngay vì lỗ bấm khi ấy đang bị tổn thương và cần một khoảng thời gian mới có thể lành. Nếu tháo ra liền thì lỗ bấm có nguy cơ bị bít lại khi vết thương đang tự làm lành. Điều này dẫn đến lỗ bị mất và bạn sẽ phải bấm lại sau đó.
2. Bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được?
Tùy thuộc vào loại da và thể trạng của từng bé mà thời gian tháo khuyên tai sẽ không giống nhau. Nhìn chung, thời gian cụ thể để vết bấm lành lại hẳn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé thì mẹ có thể tháo trong thời gian từ 3 đến 6 tuần sau khi bấm. Mẹ cũng không nên quá nôn nóng tháo khuyên ra khi vết thương do bấm tai chưa lành vì điều này sẽ gây thêm rắc rối, khiến lỗ bấm bị bít lại và bé lại phải chịu đau để bấm lần tiếp theo. Chưa kể, việc tháo ra quá sớm sẽ không tốt cho những bé có cơ địa dễ bị dị ứng, bé có thể bị nhiễm trùng vết bấm. Mẹ hãy cố gắng chờ đợi cho đến khi vết thương lành hẳn rồi mới tháo cho bé. Để hoàn toàn yên tâm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian tháo phù hợp sau khi bấm lỗ tai cho bé.
3. Mẹ cần chăm sóc lỗ xỏ khuyên tai cho bé như thế nào?
Mẹ hãy vệ sinh vết thương do bấm lỗ tai của bé sạch sẽ mỗi ngày
Bên cạnh câu hỏi bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được thì mẹ cũng cần biết cách vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai của bé đúng kỹ thuật để bé không bị nhiễm trùng. Mẹ hãy thực hiện các bước sau:
- Trước khi chạm tay vào tai bé, mẹ hãy dùng xà phòng diệt khuẩn rửa tay cho bản thân và cho bé để ngăn ngừa vi khuẩn lây truyền từ ngón tay vào tai. Nguyên nhân là tay chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn sẽ gây hại đến vết thương nếu không được sát trùng cẩn thận.
- Mỗi ngày 2 lần, mẹ hãy thấm nước muối sinh lý vào tăm bông hoặc vào khăn mềm để làm sạch tai cho bé.
- Trong từ 2 đến 3 ngày đầu, mẹ hãy dùng thuốc mỡ kháng sinh thoa tai bé mỗi ngày 2 lần để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương và thúc đẩy tốc độ hồi phục.
- Mẹ hãy nhẹ nhàng cầm và xoay hoa tai khi da còn ướt sau khi rửa tai để hạn chế tình trạng lỗ xỏ khuyên tai khép lại quá sát quanh khuyên tai. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ là phải thực hiện khi tai bé vẫn còn đang ướt chứ không được vặn khi da khô vì điều này sẽ làm cho vết bấm lỗ tai bị nứt ra, chảy máu khiến cho vết thương lâu bình phục.
4. Mẹ cần lưu ý gì để tránh nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cho bé?
Mẹ hãy cột tóc cao cho bé để tránh đụng chạm đến vết thương do bấm lỗ tai
Dưới đây là một số điều mẹ nên ghi nhớ để tránh việc bấm lỗ tai cho bé gây nhiễm trùng:
- Đeo đôi khuyên tai đầu tiên trong ít nhất 6 tuần: Đôi khuyên tai ban đầu này được làm từ chất liệu ít gây dị ứng nên khá an toàn cho da của bé. Nếu như không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra thì mẹ hãy cho bé đeo tối thiểu trong khoảng 4 đến 6 tuần cả ngày lẫn đêm. Mẹ đừng tháo khuyên ra sớm vì lỗ bấm sẽ bít lại hoặc không đúng cách. THông thường, những loại khuyên tai ít gây dị ứng được làm từ vàng 14 – 18 karat, boobiu, thép không gỉ, titanium. Trong trường hợp mẹ đeo chỉ cho bé sau khi bấm lỗ tai thì mẹ hãy thay khuyên tai cho bé sau 5 ngày đầu tiên. Mẹ hãy chọn loại khuyên ít gây dị ứng để đeo cho bé.
- Mẹ cần cẩn thận khi mặc quần áo cho bé, chọn các loại áo có nút để tai bé không bị đụng chạm trong thời gian chờ bình phục. Những kiểu áo tròng đầu sẽ gây ma sát khi mặc khiến vết thương bị đụng chạm, kích ứng và quá trình hồi phục bị kéo dài. Vì thế, mẹ tốt nhất là không nên cho bé đội nón, đặc biệt là nón che tai, cẩn thận khi mặc quần áo nhằm tránh làm tổn thương vùng tai của bé.
- Cột tóc cao cho bé để tóc không bị vướng vào lỗ xỏ khuyên tai ảnh hưởng vết thương.
- Mẹ hãy cẩn thận khi chải tóc cho bé để lược hay tóc không bị mắc vào khuyên tai.
- Cách vài ngày, mẹ nên giặt sạch áo gối một lần để làm sạch bụi bẩn và hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Kiêng tiêu thụ những loại thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục vết thương như thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, đồ ăn nếp, rau muống khi mới bấm lỗ tai. Nếu bé ăn những thực phẩm này thì vùng da bị tổn thương sẽ bị ảnh hưởng gây sưng tấy, đau nhức, mưng mủ vô cùng nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ hãy tăng cường cho bé ăn bổ sung những loại thức ăn có chứa nguồn vitamin dồi dào để bé tăng cường sức đề kháng và cho vết thương mau lành hơn.
5. Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai cho bé
Mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ nếu vết thương bấm lỗ tai bị nhiễm trùng
Có không ít trường hợp bé bị nhiễm trùng tai sau khi bắn. Bé có thể bị dị ứng với kim loại làm khuyên tai nên mẹ hãy tháo ra, áp dụng những biện pháp vệ sinh tai như sát trùng vết thương, rửa sạch khuyên tai trong nước ấm, đổi sang loại khuyên tai khác với chất liệu an toàn hơn.
Trong trường hợp vết thương đã bị nhiễm trùng như sưng đỏ kéo dài, đau nghiêm trọng, vùng quanh lỗ bấm sinh nhiệt, chảy mủ hoặc tiết dịch tại vết thương thì mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp giải quyết phù hợp. Kế tiếp, mẹ hãy đợi khoảng 2 đến 3 tháng sau khi vết thương của bé không còn nhiễm trùng nữa thì mới bắt đầu cho trẻ mang khuyên tai trở lại.
Bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được? Chắc hẳn là những chia sẻ trên đã giúp ba mẹ nắm được lời giải đáp rõ ràng nhất. Khi đưa bé đi bấm lỗ tai, ba mẹ hãy trang bị cho mình kiến thức đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn cho tai bé, giúp vết thương nhanh lành và tránh biến chứng nhiễm trùng có nguy cơ xảy ra.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách tải video IGTV (Instagram) về iPhone hoặc iPad Thủ thuật
- Tiểu sử BTV Kiều Trinh – Con đường sự nghiệp của nữ biên tập viên đài VTV – Trí Tuệ Việt Nam
- Ly Giữ Nhiệt In Logo 500Ml Có Ống Hút – Cốc Giữ Nhiệt Quà Tặng Hà Nội
- 6 App giả lập Java trên Android tốt nhất giúp chơi game cũ
- Cách chỉnh màu màn hình máy tính laptop win 7 win 10