>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Thần chú
Công năng lợi ích hành trì Kinh, Chú
Ngài Tuyên Hóa dạy rằng: Người trì kinh, chú sẽ được ba nghiệp thanh tịnh, khi ba nghiệp lắng đọng thì trí huệ sinh (nhân định tức huệ) đồng Phật vãng Tây Phương.
Thân ngồi ngay thẳng trước Phật là thân thanh tịnh
Miệng không nói dối, không đùa giỡn là khẩu nghiệp thanh tịnh
Ý không tán loạn, không phan duyên đó là ý nghiệp thanh tịnh
“Mỗi niệm chân thành mỗi niệm thông
Tịch lặng cảm ứng tịch lặng trong
Cho đến non cao nước cùng tận
Rong chơi pháp giới khắp Tây Đông”
Niệm Kinh Chú mục đích nhiếp phục tam nghiệp hằng thanh tịnh để trừ được ba ác nghiệp thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp
Thân nghiệp gồm ba: (Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm)
Khẩu nghiệp có bốn: (Không nói dối, không nói ác khẩu, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt”
Ý nghiệp có ba: Tham, sân, si.
Như vậy niệm Kinh, niệm Chú, niệm Phật cũng đều mục đích như nhau để tam nghiệp hằng thanh tịnh. Khi tâm mình thanh tịnh tức tâm bình, tâm bình tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sanh,” mây tan thì trăng tự nhiên hiển bày tỏa sáng.
Khi chúng ta niệm chú một cách nhất tâm thì sẽ đoạn trừ được phiền não.
Kinh chú của Phật, tất cả mọi người có thể trì, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng Kinh trì Chúngười Phật tử cố gắng giữ tam nghiệp thanh, giữ giới dứt các điều ác làm các việc lành mới được công đức tốt đẹp, hành giả có thể áp dụng theo phương cách trì tụng Chú Đại Bi như sau, tùy theo căn cơmỗi người mà hành trì để có hiệu quả.
Công năng lợi ích hành trì Chú Đại Bi
Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.
Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.
Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?
Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng?
Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!
Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.
Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng.
Cách trì Chú Đại Bi có nhiều cách
Tụng nhanh: Lớn tiếng, đọc rõ ràng, âm thanh trầm hùng, mục đích khỏi buồn ngủ tránh giải đãi, tránh tâm tán loạn. Nhờ âm thanh trầm hùng đó tạo nên sự mầu nhiệm đánh thức tâm Bồ đề của mình và những người xung quanh.
Cho nên khi tụng Chú Đại Bi trong Đại chúng, bao giờ cái tâm của mình cũng phấn khởi, nghe mầu nhiệm hơn là tụng một mình. Cách tụng này dễ dàng cho những người mới hành trì Chú Đại Bi
Niệm thầm: Chữ niệm được ghép hai chữ kim có nghĩa hiện tại, bây giờ. Nó được nằm trên chữ tâm, như vậy chữ niệm là cái gì đó hiện diện nay trên một khoảnh khắc của ý thức Phật giáo gọi là sát na, vì thế niệm thầm còn gọi là: “Duy niệm” tức là niệm không ra tiếng, ngồi niệm bằng cách tư duy quán tưởng nhớ nghĩ từng câu chú ngay lúc đó, cách niệm này rất khó cho những người mới tập niệm, dễ sinh chán nản, buồn ngủ và giải đãi, tâm dễ tán loạn khó hành trì, cách niệm này dành cho những vị hành trì lâu năm
Hai cách niệm trên là còn niệm tướng, còn thấy người niệm và câu Chú Đại Bi để niệm, cách niệm này gọi là phương tiện niệm, nhờ phương tiện niệm để đạt đến trạng thái tâm vô niệm, là xa lìa tất cả tướng, không trụ vào bất kỳ hình tướng nào để tâm thanh tịnh, thì trí tuệ mới hiển bày. Cũng giống như ngón tay chỉ mặt trăng, thấy mặt trăng rồi không cần ngón tay chỉ nữa, tức dùng sự đạt lý, qua sông thì cần chiếc bè để qua, qua rồi chúng ta không nên chấp chiếc bè, vì thế đức Phật dạy “Chư Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy” (Trung Bộ Kinh 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, trang 305).
Niệm vô niệm niệm: Đồng nghĩa vô niệm tức là niệm, “vô niệm” có hai ý “vô tướng” và “vô trụ” vì thế Ngài Lục Tổ Huệ Năng nói:
“Vô tướng là nơi tướng mà lìa tướng
Vô niệm là ngay nơi niệm mà lìa niệm
Vô Trụ là bản tính của con người”
Tức là hành giả đừng để tâm mình bị ô nhiễm tức phan duyên theo “trần cảnh”* tức là ngay lúc niệm của mình thường lìa cách cảnh, đừng để tâm mình lay động chạy theo trần cảnh, niệm là niệm bản thể của tâm “Chân Như” đó là chơn niệm, quán tưởng kỳ danh’ quán tưởng 84 câu chú Đại bi (niệm trong tâm), niệm mãi, niệm hoài đến khi trong óc, rồi trong tâm luôn có niệm, nhưng về cơ thể thì ‘vô niệm.’ Khi đầy tâm rồi thì mỗi cử động của Tâm đều là niệm (niệm nhập tâm) Thế là niệm đến chỗ vô niệm: Thì bấy giờ đạt đến trạng thái nhất tâm bất loạn. Đó là chơn niệm vậy
Như vậy, niệm Chú Đại Bi là mình luôn luôn nhớ cái tâm đại từ, đại bi của mình là niệm (Phật tính) trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, đều trong chánh niệm đều nghĩ đến Phật, chúng ta không tạo nghiệp bất thiện như không sát sinh giết người hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không tham, không sân, không si…thì chắc chắn trong cuộc sống của chúng luôn luôn an lạc, không sợ hãi, không gặp chướng ngại (vô ngại).
Mời các bạn theo dõi video Chú Đại Bi 84 câu 21 biến Có chữ chạy – TT. Thích Trí Thoát tụng:
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách Đặt Đơn Ảo Trên Shopee 2020 | Tool Đặt Đơn Ảo Shopee
- Tải Shadow Fight 2 MOD APK 2.15.0 (Menu/Vô hạn tiền, Max level 99)
- Top 15 phần mềm viết chữ lên ảnh, chèn chữ miễn phí trên điện thoại
- Cách Xóa Tin Nhắn Trên Facebook Khi Gửi Nhầm Có Làm Được Không?
- Những hình ảnh chúc ngủ ngon lãng mạn nhất