Dịch vụ công chứng không cần bản gốc ở đâu?

Mục lục bài viết

Khi sử dụng dịch vụ công chứng chúng ta thường được công chứng viên yêu cầu xuất trình bản gốc để đối chiếu… Vậy nếu Quý độc giả không thể xuất trình được bản gốc vì nhiều lý do như giấy tờ mất, thất lạc, hiện đang ở xa…. thì có thể công chứng được không? Nếu có thể thì dịch vụ công chứng không cần bản gốc ở đâu?

Trong bài viết lần này chúng tôi xin giới thiệu tới Quý độc giả một vài địa chỉ có dịch vụ công chứng không cần bản gốc:

Thứ nhất: Việt Uy Tín

Dịch công chứng không cần bản gốc tại Việt Uy Tín là gì?

Tại đây, dịch vụ công chứng không cần bản gốc là một giải pháp dịch thuật trước tài liệu để tiết kiệm thời gian trong khi chờ bản gốc đến để tiếp tục công chứng. Thường sử dụng trong các trường hợp như mất và đang xin lại bản gốc, đang chờ bản gốc gửi từ xa tới.

Quý độc giả có thể dịch thuật tài liệu không cần bản gốc bằng nhiều cách thức như chụp ảnh, scan, gửi mail đến công ty dịch thuật… Nhưng Quý vị không thể công chứng nếu không có bản gốc tài liệu.

Đối với một quá trình dịch công chứng không cần bản gốc ở thành phố Hồ Chí Minh của Việt Uy Tín thường chia ra hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Dịch tài liệu. Trong giai đoạn này khách hàng sẽ Scan hoặc chụp hình tài liệu gửi tài liệu cần dịch qua email công ty. Khi đó văn phòng sẽ dịch thuật, in ấn sẵn tài liệu, chỉ chờ bản gốc đến là có thể lập tức công chứng cho khách hàng.

+ Giai đoạn 2: công chứng tài liệu. Sau khi có bản gốc và bản dịch, văn phòng sẽ đưa tài liệu đến cơ quan công chứng nhận tính xác thực của bản dịch so với bản gốc. Trong bản dịch công chứng giao cho khách hàng sẽ có chữ ký của người dịch và con dấu của phòng công chứng. (thời gian hoàn thành tùy thuộc vào thời gian bản gốc được gửi đến sớm hay muộn.

Quý độc giả phải hiểu rằng dịch thuật không cần bản gốc nhưng công chứng nhất định phải có bản gốc. Dịch thuật công chứng không cần bản gốc chỉ là một giải pháp tạm thời để tiết kiệm thời gian để chờ bản gốc.

Địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 1900 633 303 hoặc 091 767 1239

Email: [email protected]

Địa chỉ tại thành phố Hà Nội:

Địa chỉ: P.326, Tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 1900 633 303 hoặc 094 874 8368

Email: [email protected]

Thứ hai: Thủ tục công chứng tại nhà

friend.com.vn là đơn vị có cung cấp dịch vụ công chứng không bản gốc.

– Quý vị sẽ phải photo, chụp ảnh, Scan… giấy tờ Quý vị cần công chứng.

– Bên cung cấp dịch vụ sẽ nhận giấy tờ đó của Quý vị qua mail hoặc zalo để xét duyệt.

– Bên cung cấp dịch vụ sẽ gọi lại cho khách hàng trao đổi, xác nhận một vài điều. Đồng thời sẽ báo giá chính xác cho khách hàng.

– Khi xét duyệt hồ sơ xong bên cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành sao y công chứng cho các Quý vị.

– Bước cuối cùng là giao trả giấy tờ, hồ sơ, hợp đồng… cho khách hàng.

Địa chỉ:

Hà Nội: Số 83 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh: Số 82 Đỗ Xuân Hợp, quận 9.

Điện thoại: 0822 607 555.

Email: [email protected]

Lưu ý: Nội dung trả lời dịch vụ công chứng không cần bản gốc ở đâu? Chỉ mang tính chất tham khảo. Thông thường, thủ tục công chứng hay chứng thực bản sao từ bản chính đều yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu theo quy định pháp luật.

Điều 18 Nghị định số 23 năm 2015 nghị định của Chính phủ quy định về giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính.

“ Điều 18. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính

1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lạp có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

Bên cạnh quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính:

“Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực”.

Tương tự như chứng thực bản sao từ bản chính, công chứng hợp đồng, giao dịch cũng đòi hỏi xuất trình bản chính. Điều 40, 41 Luật Công chứng có quy định:

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.

5. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

6. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.

2. Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.

Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

3. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, Quý vị cần phải có bản chính giấy tờ (văn bản gốc) để làm cơ sở chứng thực bản sao từ bản chính, công chứng hợp đồng, giao dịch. Nếu bị mất bản gốc, Quý vị nên đến các cơ quan chứng năng có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cấp lại giấy tờ đã bị mất, sau đó tiến hành chứng thực, công chứng tại ủy ban nhân dân, phòng công chứng, văn phòng công chứng.

Tóm lại, trên đây là toàn bộ những giới thiệu, gợi ý cũng như một số vấn đề liên quan tới dịch vụ công chứng không cần bản gốc ở đâu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *