Với tỉ lệ chỉ 62% học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội được học trường công lập sau kỳ thi vào lớp 10, nhiều phụ huynh lo lắng con mình sẽ phải học trường tư thục. Bởi vẫn có quan điểm cho rằng trường tư thục sẽ đắt đỏ, môi trường không tốt… Vậy, trường tư thục có thật sự “tệ”?
Học sinh lớp 9 trên địa bàn TP.Hà Nội đang trong trạng thái “chạy đua” với thời gian để ôn luyện, củng cố kiến thức. Bên cạnh việc lo lắng cho lượng kiến thức khổng lồ của 4 môn thi, các thí sinh cũng như các vị phụ huynh còn một nỗi lo khác về việc lựa chọn trường THPT sẽ thi vào.
Những băn khoăn như: Trường “điểm”, trường top 1-2, trường phù hợp với năng lực học… và đặc biệt là trường công lập hay trường tư thục khiến các vị phụ huynh cảm thấy “đau đầu”.
Trường công lập hay tư tốt hơn?
Theo chị Mai – có con năm nay thi vào 10, gia đình chị cùng cô con gái sẽ ưu tiên đặt nguyện vọng vào một trường công lập.
“Trường công lập có rất nhiều ưu điểm cũng như là một sự ‘an toàn’ với các con. Trường công sẽ luôn đảm bảo lượng kiến thức cũng như thời gian, quá trình dạy học theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đạo tạo. Hơn nữa, học phí các trường công lập cũng rất rẻ so với trường tư thục”, chị Mai cho hay.
Nhận định về trường tư thục, vị phụ huynh cho rằng trường chỉ phù hợp với những học sinh mà gia đình có điều kiện kinh tế khá giả.
“Trường tư thục cũng có nhiều trường tốt, nhưng những trường tốt cũng có yêu cầu tuyển sinh rất cao cùng mức học phí ‘trên trời’.
Trong khi đó, chị Trần Thị Lan Anh, quận Nam Từ Liêm, lại muốn con mình thi và học tại một trường THPT dân lập.
“Kiến thức và giáo trình dạy, học tại trường tư thục không khác so với trường công nhưng khi học tại trường dân lập, con tôi sẽ được trải nghiệm nhiều thứ mà trường công không có” – chị Lan Anh cho hay.
Theo chị, trường tư thục có điểm mạnh là học sinh được trải nghiệm thực tế nhiều hơn thông qua các buổi dã ngoại. Các con sẽ được học về kỹ năng sống, giao tiếp… đồng thời được đào tạo trong môi trường mang tính “quốc tế” nhiều hơn. Ví dụ như có những lớp, trường dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Ngoại ngữ.
“Mức học phí cao nhưng đổi lại con tôi sẽ nhận được nhiều hơn”, chị Lan Anh nói.
“Chênh lệch học phí là để môi trường học tốt hơn”
Trao đổi với báo Lao Động, Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn (Phó hiệu trưởng Trường THCS, THPT Lê Quý Đôn – một trường tư thục ở Hà Nội) cho biết, định kiến trường tư thục là nơi chỉ chờ để đón nhận những học sinh “không vào được đâu thì vào” đã không còn đúng.
“Nhiều trường tư bây giờ cũng rất đầu tư cho chất lượng dạy và học”, thầy Tuấn nói.
Theo vị thạc sỹ, chi phí chênh lệch giữa trường công lập và dân lập có nhiều lý do và sự chênh lệch sẽ đem lại nhiều giá trị khác biệt có lợi cho bản thân học sinh.
“Các trường tư sẽ đầu tư môi trường, điều kiện học tập cũng như cơ sở vật chất tốt” – thầy Tuấn nhận xét.
Vị Phó hiệu trưởng đưa ra những ví dụ cụ thể ngay tại ngôi trường mà thầy quản lý như: Các lớp học chỉ tối đa 30 học sinh, 100% phòng học có điều hòa, máy chiếu, các thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy – học, đồng thời phương pháp dạy cũng tiên tiến…
“Các trường tư thục thường bên cạnh việc đảm bảo chương trình học, thì sẽ còn ưu tiên nhiệm vụ phát triển năng lực cá nhân, tổ chức các hoạt động tập thể rèn kỹ năng sống, các CLB”, thầy Tuấn nói.
Giải thích thêm về mức học phí chênh lệch giữa trường công lập và dân lập, vị Phó hiệu trưởng cho biết, trường tư thục sẽ phải “tự lực cánh sinh” từ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, xây dựng, thiết bị… còn trường công lập sẽ được nhà nước hỗ trợ gần như hoàn toàn.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Komplettlösung The Walking Dead – Season One
- Hướng Dẫn Cách Cài Twrp Cho Redmi Note 3 Pro !, Cài Đặt Twrp Cho Mọi Máy Xiaomi
- Danh sách các vị thần trong Bảng Phong Thần
- Top 5 game lái xe tải cho Android hay nhất
- Chơi Phục Kích nhận quà Đột Kích siêu hot cho game thủ