Báo cáo nhân sự mỗi dịp tổng kết cuối năm là một nhiệm vụ không thể thiếu của người làm nhân sự. Thông qua quy trình này, cấp trên có thể theo dõi tình hình nhân sự, hiệu quả tuyển dụng và kết quả đào tạo trong năm của doanh nghiệp.
Từ đó nhà quản trị có thể triển khai hay đưa ra các phương án thay đổi cơ cấu bộ máy nguồn nhân lực. Nội dung báo cáo nhân sự cuối năm sẽ bao gồm những nội dung EDUNOW cung cấp dưới đây.
1. Những nội dung báo cáo nhân sự bắt buộc phải có khi thống kê
Để có thể hoàn thiện một bản báo cáo cuối năm với nội dung hoàn chỉnh. Người làm nhân sự cần lưu ý đảm bảo đầy đủ các yếu tố số liệu, thông tin chiến lược. Bản trình bày cần cụ thể, chính xác, rõ ràng. Thêm vào đó là đề ra những phương hướng, kế hoạch tiếp theo cho năm sau.
1.1. Đánh giá tình hình chung về nhân sự theo năm trong bản báo cáo nhân sự
Trước khi đi vào triển khai chi tiết, người làm nhân sự có thể thực hiện báo cáo kiến tập quy trình tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó cần có bảng tổng hợp để đưa ra đánh giá chung về tình hình nhân sự. Những người đứng đầu hay không trực tiếp đảm nhiệm vị trí chắc chắn không thể nào hiểu tường biết tận về những biến đổi đã diễn ra trong vòng một năm. Vì thế đánh giá chung đưa ra cái nhìn bao quát để người xem, người nghe dễ dàng hình dung được:
Tình hình nhân sự trong năm Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc Cơ cấu theo công việc Số lượng nhân sự hiện tại, số lượng nhân viên chính thức. Doanh nghiệp hiện có bao nhiêu nhân viên partime, thống kê số người thử việc, nghỉ việc qua một năm. Công thức tính là lấy số lượng nhân viên nghỉ chia cho số trung bình của nhân viên làm việc trong năm.
Tỷ lệ cao = Chi phí tuyển dụng lớn
Chỉ số đo lường này có mục đích giúp ban lãnh đánh giá chất lượng nhân sự. Từ đó có thể biết được khối nào đang thiếu hay dư thừa. Tỷ lệ này cần được cân bằng để đảm bảo cho hoạt động công ty.
1.2. Thống kê hiệu quả tuyển dụng của công ty và các phòng, ban
Trong mục thống kê hiệu quả tuyển dụng, người thực hiện cần chỉ ra nhu cầu và hiệu quả tuyển dụng của từng phòng và toàn thể công ty trong năm qua thông qua các chỉ số:
Chỉ số thống kê CV thu về sau mỗi đợt tuyển dụng phản ánh hiệu quả của chiến dịch mà bộ phận tuyển dụng thực hiện. Doanh nghiệp có thể tìm ra lý cho sự chênh lệch mức độ thừa và thiếu của số lượng CV ứng viên apply.
Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu sẽ nói lên chất lượng của các nguồn cung cấp CV.
1.3. Tình hình đào tạo nội bộ của doanh nghiệp trong báo cáo nhân sự
Trong mẫu báo cáo tổng kết cuối năm cần có thêm một mục báo cáo về tình hình đào tạo nội bộ. Chất lượng đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp sẽ được tổng kết cụ thể, chi tiết. Một số đề mục cần lưu ý như:
– Thời gian đã diễn ra đào tạo?
– Quy trình đào tạo đã được thực hiện như thế nào và hiệu quả đào tạo mang kết quả ra sao?
Hành động này nhằm giúp ban giám đốc nắm rõ được chất lượng và năng lực của người đào tạo. Đồng thời cũng như nhân viên được đào tạo. Sau đó có các chỉ thị thực hiện điều chỉnh phương pháp và công tác đào tạo sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Người làm nhân sự khi xử lý báo cáo cũng cần bổ sung mục chi phí sử dụng cho việc đào tạo. Từ đó rút ra kết luận số tiền đầu tư cho một nhân viên hiện tại trong công ty là bao nhiêu? Chi phí bao gồm tất cả các bước như phí thuê chuyên gia, tiền giáo trình và các khoản phí trong suốt quá trình đào tạo.
1.4. Mức thu nhập của từng cá nhân trong công ty
Theo dõi mức thu nhập của toàn nhân viên trong công ty là nhiệm vụ của người giữ vị trí nhân sự. Định mức này cần được so sánh và cân đối với thị trường chung. Song song là xem xét thái độ, chất lượng, năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đề xuất tới cấp trên về sự điều chỉnh tăng/giảm sao cho phù hợp.
Ngoài con số thu nhập của từng cá nhân, con số được thống kê cần đưa ra nhận xét về mức thu nhập của các phòng ban. Sau đó đưa ra kết luận có cần thay đổi, bổ sung về mức lương, thưởng chung hay không? Nhân sự cần định mức thu nhập trung bình của từng vị trí để xây dựng quy chế lương.
1.5. Mức độ tuân thủ nội quy, quy chế của nhân viên
Ngoài chất lượng và khả năng làm việc, nhân viên cần đáp ứng thái độ trong công việc. Mẫu báo cáo nhân sự đánh giá được mức độ chấp hành nội quy, quy chế của từng cá nhân. Một số chỉ số nhất định phải đáp ứng:
2. Gợi ý mẫu báo cáo nhân sự cuối năm cho doanh nghiệp
Không chỉ người làm nhân sự mới cần làm báo cáo mà thực tập sinh cũng có thể đảm nhiệm làm báo cáo thực tập nhân sự. Một số mẫu cho doanh nghiệp tham khảo:
=> Bao-cao-nhan-su-cuoi-nam-edunow-mau_1
=> Bao-cao-nhan-su-cuoi-nam-edunow-mau_2
Trên đây là bài viết chia sẻ về nội dung báo cáo nhân sự cuối năm mà một HR cần lưu ý. Cùng với đó là mẫu báo cáo để bộ phận nhân sự có thể tham khảo. Hi vọng phòng/ban nhân sự sẽ làm tốt nhiệm vụ kể trên!
>Xem thêm bài viết:
Thuê hệ thống thi trực tuyến dễ dàng và tiết kiệm chi phí
9 kỹ năng thiết yếu trong đào tạo nhân viên Marketing
Bài viết này có hữu ích với bạn?
Bấm vào đây để đánh giá xếp hạng bài viết!
Submit Rating
Average rating 4.3 / 5. Số lượt xếp hạng 6
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này
Cám ơn bạn đã đánh giá !
Hãy heo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Ý tưởng Làm gì để kiếm 500k 1 ngày – BYTUONG
- Cách tắt hoàn toàn thông báo "Your Windows license will expire soon" trên Windows 10
- Cách bỏ chặn YouTube để xem video tại quốc gia của bạn
- Top phần mềm diệt Virus 2018 tốt nhất
- Vingroup được gì khi tài trợ 5 triệu USD mua bản quyền World Cup? – Kinh doanh – friend.com.vn