Rồng – con vật linh thiêng đứng đầu trong Tứ Linh
hình ảnh loài rồng đều được miêu tả là một loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường, huyền bí
Các nền văn minh trên thế giới ngày xưa, có những giai thoại, câu chuyện ly kì về Rồng – sinh vật thần thoại với những khả năng siêu nhiên như biết bay, thở ra lửa, tạo mưa,… Theo đó, Rồng đã trở thành một trong những sinh vật huyền bí phổ biến nhất thế giới cổ đại. Những sinh vật này ( thường là động vật ) được mô tả trong các câu chuyện phi lịch sử, trong văn hóa dân gian, những câu chuyện thần thoại hoặc những truyền thuyết, huyền kỳ chưa được xác minh, đôi khi liên quan đến siêu nhiên và được coi là sinh vật thần thoại hay sinh vật huyền thoại. Không chỉ có Rồng trên thế giới còn có rất nhiều câu truyện truyền kì về những sinh vật huyền thoại khác chẳng hạn như Phượng, Chim Sấm, Thủy Quái… Được ghi lại trong lịch sử tự nhiên bởi các học giả khác nhau của thời cổ đại. Hôm nay, GIAI ĐÁP VIỆT cùng các bạn tìm hiểu về loài Rồng ?
Đi tìm nguồn gốc con Rồng
Rồng là một linh vật tưởng tượng, chỉ có trong huyền thoại hay truyền thuyết, nhưng lại là một hình ảnh quen thuộc trong tâm thức Việt Nam. Từ thuở xa xưa, truyền thuyết vẫn cho rằng dân tộc Việt Nam là con Rồng cháu Tiên. Dù ngày nay nhiều người không tin vào nguồn gốc ấy, thậm chí còn phản bác một truyền thuyết về chủng tộc mang tính cách tự tôn, kỳ thị, thì hình ảnh rồng trên vẫn ăn sâu vào trí tưởng và lời ăn tiếng nói. Rồng vẫn thường xuyên xuất hiện trên sách vở, trong trang trí, mềm mại trên vải thêu, uyển chuyển trên tranh tượng, uy nghi trong kiến trúc. Thậm chí, ngày nay hình tượng rồng còn xuất hiện tràn lan hơn trước, từ biểu tượng kinh tế phát triển nhảy vọt, đến tín ngưỡng vào “long mạch” trong thuật phong thủy, cho tới các trò chơi điện tử của thanh thiếu niên… Vậy nhân ngày Tết Nhâm Thìn, chúng ta tìm hiểu xem: rồng là con gì, xuất phát từ đâu, ý nghĩa ra sao, biến chuyển thế nào qua các địa phương và thời đại. Trước hết cần nói ngay điều cơ bản: rồng hiện diện trong truyền thuyết nhiều dân tộc trên thế giới, thường được Tây phương gọi là Dragon, âm vang gần với tên Rồng trong tiếng Việt, nhưng hai từ này không họ hàng gì với nhau. Nhà bác học Nga, V. Propp, trong tác phẩm kinh điển Cội Rễ của Truyện Cổ Truyền Kỳ, sau hằng trăm trang thâm cứu truyền thuyết rồng trong các nền văn hoá thế giới, đã đi đến kết luận: “con rồng thuỷ tộc là một huyền thoại quốc tế”[1], dĩ nhiên là dưới những hình dạng khác nhau, trong những chức năng, biểu tượng khác nhau: rồng Tây phương nhiều đầu, bắt cóc, ăn thịt phụ nữ, rồng Á đông một đầu, cứu nhân độ thế. Nhưng rồng nọ rồng kia đều sản sinh từ một tư duy huyền thoại.
Trong ca dao tục ngữ, phần đông rồng được dùng để chuyển tải ý nghĩa cao quý, thánh thiện, nhấn mạnh chức năng tâm lý: – Một ngày dựa mạn thuyền rồng Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài – Bao giờ cá chép hoá long Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa. – Thế gian được vợ hỏng chồng Có đâu như rồng mà được cả đôi. – Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng Trăm khôn nghìn khéo không chồng cũng hư – Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu Đôi khi còn dùng rồng để chuyển tại thông điệp tình yêu: – Nhớ chàng như vợ nhớ chồng Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây – Tình cờ anh gặp mình đây Như cá gặp nước, như mây gặp rồng – Trăm năm ghi tạc chữ đồng Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai – Có chồng thì phải theo chồng Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.. Hay kinh nghiệm sống: – Rồng đen lấy nước thì nắng; Rồng trắng lấy nước thì mưa – Rồng đen lấy nước được mùa; Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày.. Dùng làm câu đố: Đầu rồng đuôi phụng le te, Mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con…
Các Loại Rồng
Rồng được miêu tả có 4 loại mang 4 sức mạnh cơ bản của thiên nhiên và cũng là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ đó là: Gió, Lửa, Đất và Nước.
Từ 4 loại chính này mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau như:
Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.
Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa.
Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
Sự khác nhau giữa rồng phương Đông và phương Tây
Những câu chuyện về Rồng ở phương Đông và Phương Tây không giống nhau. Rồng ở phương Đông được xem là một linh vật, đại diện cho những điều tốt đẹp và được tôn kính, thờ phụng. Trong khi rồng phương Tây được xem là một loài vật nguy hiểm, hiếu chiến, hung dữ và luôn đại diện cho cái ác cần phải tiêu diệt. Về hình dạng, rồng phương Đông có thân mình như loài rắn, có vảy như loài cá, có bờm và có sừng như sừng hươu, đặc biệt là biết bay. Trong khi rồng phương Tây hình dáng như một loài khủng long bạo chúa, thân hình gai góc, dữ tợn với nanh vuốt sắc nhọn và có cánh.
3. Rồng Phương Đông
Ở các nước phương Đông, rồng được xem là linh vật mạnh mẽ quyền năng nhất trong bốn linh vật: Long, Lân, Quy, Phượng. Hình ảnh rồng phương Đông cũng có sự khác biệt theo từng quốc gia và từng giai đoạn lịch sử. Rồng của Trung Quốc được khắc hoạ mạnh mẽ, hung dữ và gai góc hơn so với rồng Việt Nam, vốn được khắc hoạ như một linh vật hiền hoà, mềm mại.
Rồng được sùng bái từ rất lâu trong xã hội nguyên thuỷ, trong tín ngưỡng của các nước phương Đông. Năm 1987 người ta đã tìm ra được một bức tượng rồng bằng gốm tại huyện Bộc Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Sau khi được giám định thì người ta ngạc nhiên bởi tuổi của nó đã được 6000 năm tuôi.
4. Rồng Phương Tây
Các nước phương Tây miêu tả loài rồng như một loài bỏ sát có vảy, đuôi dài có cánh và biết bay. Rồng phương Tây thường có 1 đầu, 3 đầu hay 9 đầu có thể khạc ra lửa. Trong các truyện cổ tích ở châu Âu, đặc biệt là ở Nga, rồng thường được miêu tả là một loài bò sát có vảy, đuôi dài và biết bay, nó thường có ba đầu hoặc chín đầu khạc ra lửa.
Một số nơi khác ở phương Tây lại miêu tả rồng như một loài quái vật có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ. Hình dáng như một loài khủng long bạo chúa có cánh, vảy như một lớp dáp siêu cứng, không một loại vũ khí nào có thể xuyên thủng và có thể phun ra lửa. Chúng thường sống ở những nơi mà ít người đặt chân đến, như núi lửa, lâu đài bỏ hoang…
Ý nghĩa của Rồng trong Phong Thủy
Trong phong thủy, Rồng thường được chọn để trưng bày nhằm mục đích trấn yểm. Trong Long, Lân, Quy, Phụng thì Rồng là con vật đứng đầu tiên, tượng trưng cho sự quyền lực, quyền lãnh đạo tối cao. Rồng được quan niệm có khả năng điều hòa nguyên khí của đất trời, ban phát sự tốt lành cho trần gian. Rồng tượng trưng của sức mạnh vô biên, giúp cho doanh nhân làm ăn phát đạt nên nó có ý nghĩa tối cao trong phong thủy. Vì vậy, người ta tin rằng ở đâu có Rồng ở đó có tài lộc và thịnh vượng. Từ xưa đến nay, Rồng luôn là linh vật thần thoại, tượng trưng cho thiên mệnh tối thượng và các nhân vật tối thượng như vua chúa. Nên vì vậy mà vua thường mặc áo có thêu hình con Rồng ( Long bào ), ngai vàng, cung điện đều khắc chạm hình Rồng… Không những vậy Rồng còn được chọn làm hình tượng để điêu khắc các sản phẩm mỹ nghệ để trưng trong nhà với mong muốn mang lại thịnh vượng và may mắn.
Những điều nên và không nên khi thỉnh tượng Rồng Phong Thủy về nhà:
Nên bày trí tượng Rồng ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc ở cửa hàng kinh doanh, buôn bán. Theo quan niệm người xưa, phù điêu Rồng hay tượng Rồng nên ở bên trái, bên phải của đại sảnh, phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ. Khi trang trí tượng Rồng như vậy là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, thuận lợi cho việc tương kiến những quý nhân giúp đỡ hay hợp tác.
Tượng Rồng gỗ bách xanh
Tượng Rồng nên đặt ở vị trí thông thoáng, sạch sẽ vì Rồng là con vật tự do. Những chỗ có nguồn năng lượng tốt sẽ phát huy hết tác dụng của vật phẩm phong thủy này. Đặt tượng Rồng ở vị trí có thể quan sát tổng thể ngôi nhà, mắt Rồng luôn hướng về phía rộng rãi, mới tăng được tài lộc cho ngôi nhà.
Những điều không nên làm khi thỉnh tượng:
Để tượng ở cửa sổ hay góc nhà là những khu vực không thích hợp với tượng Rồng phong thủy. Không nên đặt đầu Rồng hướng về phía cửa sổ. Tránh để Tượng gỗ Rồng sau lưng ghế ngồi hoặc không được đối diện với người ngồi sẽ làm cho quyền lực bị áp chế, gây phản tác dụng, gây bất lợi về tài lộc, công danh sự nghiệp của gia chủ. Nếu trước cửa hàng có cống nước bẩn thì không nên đặt tượng Rồng, vì nó sẽ khiến cho con Rồng bị vấy bẩn. Rồng là con vật mang ý nghĩa cát tường nhưng là loài mãnh thú có khả năng khắc chế mạnh nên không hợp cho những người tuổi Tuất nên không nên bài trí hình con Rồng. Ngoài ra, ngoại trừ Phượng thì không nên đặt các con vật phong thủy khác gần tượng con Rồng. Nếu đặt tượng Rồng với Phượng gia chủ sẽ có nhiều may mắn trong con đường tình duyên, cải thiện quan hệ vợ chồng. Bởi vì, Rồng và Phượng là cặp đôi mang đến hạnh phúc, sự may mắn trong hôn nhân và gia đình.
Qua đây, chúng ta có thể biết được sự ảnh hưởng của Rồng đến các nền văn hóa cũng như trong phong thủy. Tượng Rồng cũng là một món quà tặng ý nghĩa cho các doanh nghiệp, gia đình và bạn bè.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Ý nghĩa các con số từ 0 đến 9 trong phong thủy, ngũ hành
- Các bước thiết lập file quản lý kho vật tư bằng Excel
- Cách tìm file tải xuống trên thiết bị Android – friend.com.vn
- 7 ứng dụng ghép nhạc vào video đẹp, chất, miễn phí cho Android, iOS
- Top 10 điện thoại thông minh chơi game tốt nhất vào năm 2020 | Công nghệ