Giúp khách hàng giải quyết các thắc mắc về xếp hạng tín dụng là gì? Cũng như cùng khách hàng đưa ra các giải pháp để nâng cao hạng tín dụng trên CIC.
Xếp hạng tín dụng là một hoạt động không chỉ có vai trò quan trọng đối với các ngân hàng mà ngay đối với chính các khách hàng nó đã trở thành yếu tố quyết định hàng đầu về việc khách hàng có được chấp nhận cho vay hay không. Để giúp khách hàng có thể hiểu rõ nhất về xếp hạng tín dụng là gì? friend.com.vn sẽ đưa ra các thông tin chi tiết, cụ thể nhất, đồng thời giúp khách hàng đưa ra các giải pháp thiết thực nhất để nâng cao hạng tín dụng của khách hàng
>>> Xem thêm: Điểm tín dụng là gì? Cách thức nâng điểm tín dụng dễ dàng nhất
1. Xếp hạng tín dụng là gì?
Ý nghĩa quan trọng của xếp hạng tín dụng hiện nay
Xếp hạng tín dụng là ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện chí trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Xếp hạng tín dụng cá nhân tại Việt Nam hiện nay được thực hiện bởi CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam. Là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CIC có lợi thế nhất để có thể chấm điểm tín dụng và tạo ra bảng xếp hạng tín dụng minh bạch và chính xác nhất.
Ý nghĩa của xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng có ý nghĩa quan trọng hai chiều đối với ngân hàng và cả khách hàng. Đối với ngân hàng, xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ giúp các ngân hàng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cũng như để hướng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tín dụng như vay tín chấp, vay mua nhà, vay mua xe phù hợp cho các khách hàng đi vay.
Song song với đó, đối với các khách hàng việc xếp hạng tín dụng sẽ giúp khách hàng có các căn cứ cụ thể nhất để làm hồ sơ vay vốn. Đồng thời căn cứ vào bảng xếp hạng tín dụng mà khách hàng có ý thức để cải thiện điểm tín dụng, để có thể được vay ngân hàng các khoản vay với hạn mức cao nhất nhưng được hưởng lãi suất thấp nhất.
2. Cách xếp hạng tín dụng các nhân của CIC
CIC xếp hạng tín dụng khách hàng như thế nào?
Hiện nay, CIC sẽ căn cứ vào lịch sử tín dụng các nhân của khách hàng là quá trình đi vay và thanh toán các khoản vay tín chấp và thế chấp để chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Để khách hàng có thể hình dung rõ nhất, friend.com.vn sẽ đưa bảng tiêu chí chấm điểm để xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC ngay dưới đây:
Bảng tiêu chi chấm điểm khách hàng cá nhân của CIC
Tiêu chí Số điểm tối đa Số điểm tối thiểu Chấm điểm tín dụng (Chiếm 100%) I. Số dư nợ và tình trạng nợ I.1. Tổng dư nợ 60 40 I.2. Số lượng các tổ chức tín dụng hiện đang còn nợ 60 40 I.3. Nhóm nợ cao nhất hiện tại 160 -30 I.4. Kỳ hạn trả nợ gốc 40 30 II. Lịch sử trả nợ II.1. Số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong 1 năm gần nhất 120 0 II.2. Số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng trong 3 năm gần nhất 120 0 III.3. Số tổ chức tín dụng có nợ xấu trong 3 năm gần nhất 120 20 III. Lịch sử quan hệ tín dụng III.1. Số năm có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng 30 20 III.2. Số lần vay nợ mới trong 3 năm gần nhất 40 30 Tổng cộng 750 150
>>> Xem thêm: Nợ tín dụng là gì? Tại sao cần quan tâm đến dư nợ tín dụng?
CIC sẽ tiến hành thu thấp thông tin thông về khách hàng để chấm điểm tín dụng. Chỉ tiêu chấm điểm được sử dụng theo nhóm, sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm sang bảng xếp hạng tương ứng.
Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC
Tổng điểm Khoảng cách điểm Xếp hạng tín dụng Điểm từ 150 – 321 Khoảng cách 171 Rủi ro rất cao (E) Điểm từ 322 – 430 Khoảng cách 108 Rủi ro cao (D) Điểm từ 431 – 569 Khoảng cách 138 Rủi ro trung bình (C) Điểm từ 570 – 679 Khoảng cách 109 Rủi ro thấp (B) Điểm từ 680 – 750 Khoảng cách 70 Rủi ro rất thấp (A)
Việc xấp hạng khách hàng cá nhân sẽ được tiến hành theo bảng trên đây và sẽ là nguồn dữ liệu giúp ngân hàng quyết định hạn mức cho vay và lãi suất cho vay đối với khách hàng.
3. Cách thức nâng cao hạng tín dụng trên CIC
Làm thế nào để được xếp hạng rủi ro thấp trong bảng xếp hạn tín dụng?
Để được xếp hạng tín dụng ở nhóm có rủi ro rất thấp, đồng nghĩa với việc khách hàng cần cải thiện điểm tín dụng. Việc nâng điểm tín dụng khách hàng có thể thực hiện thông qua một số lưu ý sau:
– Thanh toán đúng hạn các khoản nợ hiện thời: Khi khách hàng có khoản vay nào tại ngân hàng thì cần theo dõi việc trả nợ đúng hạn. Khi khách hàng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đúng hạn sẽ giúp khách hàng nâng cao điểm tín dụng, cũng như xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ ở nhóm có rủi ro thấp, khả năng được vay vốn về sau với các khoản vay lớn có hạn mức cao là rất cao.
– Thường xuyên kiểm tra báo cáo tín dụng: Báo cáo tín dụng là bản thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng của khách hàng, bao gồm các khoản vay, thanh toán trễ hạn…để chấm điểm tín dụng của khách hàng. Do đó, khách hàng cần kiểm tra thông tin sai sót nếu có về tình hình các khoản nợ và thanh toán.
– Chỉ vay các khoản vay trong khả năng chi trả: Trước khi vay ngân hàng khách hàng cần tự tính toán được khoản tiền hàng tháng mà mình cần trả cho ngân hàng xem hàng tháng mình cần trả là bao nhiêu. Khi đã đánh giá được nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại, khách hàng nên vay các khoản vay mà chi phí trả nợ hàng tháng không quá 50% thu nhập để đảm bảo không mất khả năng thanh toán, góp phần nâng cao điểm tín dụng cho khách hàng.
Hi vọng các thông tin trên đây đã giúp khách hàng có thể giải đáp được các băn khoăn về xếp hạng tín dụng là gì? Đồng thời hiểu được các cách cơ bản để nâng coa điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của mình trên CIC.
Mọi thắc mắc cần tư vấn vay tín chấp, mở thẻ tín dụng, khách hàng vui lòng liên hệ đến friend.com.vn qua hotline 024 3 7822 888
Tin tức tài chính
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Thẻ Viettel 500k Miễn Phí 2022❤️️Card Viettel 500k Chưa Cào
- Wechat Pay là gì? Hướng dẫn tạo ví Wechat Pay chi tiết nhất
- Hướng dẫn sửa lỗi không cài được iTunes trên Windows đơn giản nhất
- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc
- Hướng dẫn cách chỉnh độ sáng màn hình Win 10 nhanh chóng