Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng bệnh tâm thần. Những người mắc bệnh này có thể có những ám ảnh trong suy nghĩ hoặc các hành động cưỡng chế. Trong vài trường hợp, bạn có nguy cơ bắt gặp cả hai yếu tố trên.
Thực tế, quá trình điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không thể đem lại kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn. Vậy, bạn đã biết cách sống chung với căn bệnh này trong thời gian liệu trình diễn ra chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bạn có thể quan tâm: Rối loạn tâm thần ở Việt Nam.
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế không nói về những thói quen như cắn móng tay hay luôn suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực. Căn bệnh có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như các mối quan hệ của bạn. Ngoài ra, đây cũng là tác nhân “kéo” bạn ra khỏi một cuộc sống bình thường như bao ngươi khác.
Người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không có khả năng kiểm soát suy nghĩ và hành động của bản thân. Chẳng hạn như, khi bị bệnh, bạn có thể có suy nghĩ ám ảnh rằng những người xung quanh sẽ cảm thấy tổn thương nếu bạn không mặc quần áo theo đúng thứ tự vào mỗi buổi sáng.
Ngoài ra, thói quen bắt buộc rửa tay bảy lần sau khi chạm vào vật không sạch sẽ cũng là một dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Mặc dù không muốn thực hiện những điều này, nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy bất lực để dừng lại.
8 cách sống chung với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể “biến” cuộc sống vốn dĩ tươi đẹp của bạn thành “địa ngục không lối thoát”. Điều này là bởi lối suy nghĩ ám ảnh và hành động cưỡng chế, kèm theo sự lo lắng, sẽ chiếm phần lớn thời gian cũng như năng lượng của bạn.
Bên cạnh những liệu pháp điều trị y tế do bác sĩ chỉ định, bạn nên học thêm một số cách để tự chăm sóc bản thân mình nếu rơi vào trường hợp này.
1. Ăn uống và tâm trạng
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh vẫn chưa đủ để bạn đối phó với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều quan trọng là bạn cần ăn uống đầy đủ, đúng giờ. Bởi vì khi bạn đói, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống, dẫn đến tâm trạng cáu kỉnh và mệt mỏi. Điều này không có lợi với những người mắc bệnh tâm thần.
Do đó, bạn nên bắt đầu ngày mới với bữa ăn sáng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính như bình thường.
Mặt khác, bạn nên cân nhắc những thực phẩm tốt cho sức khỏe như:
- Các loại đậu và hạt với giá trị dinh dưỡng cao
- Protein, ví dụ như trứng, đậu và thịt… sẽ từ từ cung cấp năng lượng, giúp bạn cân bằng tâm trạng tốt hơn
- Thực phẩm chứa carbs phức như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ hỗ trợ duy trì lượng đường trong máu ổn định
Ngược lại, bạn cần tránh xa những thức uống như cà phê, trà, nước tăng lực… Bên cạnh việc nhanh chóng nạp năng lượng trong thời gian ngắn cho bạn hoặc duy trì sự tỉnh táo, chúng cũng có nguy cơ gây tăng mức độ lo lắng.
Originally posted 2021-10-03 22:14:09.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Các xu hướng định hình tương lai của ngành du lịch hậu COVID-19 | Du lịch | Vietnam (VietnamPlus)
- Top 7 Truyện Ngôn Tình Sắc 18 Có Thể Khiến Bạn Đỏ Mặt – Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM
- Teeny Titans Games
- Cách lấy lại tài khoản Shopee bị khóa đơn giản nhất
- Hướng dẫn tạo USB boot đa chức năng, chứa nhiều hệ điều hành bằng XBoo