Tràn dịch tinh mạc ở trẻ em là bệnh lý khá hay gặp ở trẻ. Đây là một bệnh lý có thể được chẩn đoán và điều trị không quá phức tạp. Sau đây, Youmed sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh một số kiến thức cơ bản về bệnh lý này để có thể phát hiện kịp thời và điều trị cho bé.
Nội dung bài viết
- 1. Thông tin chung về tràn dịch tinh mạc ở trẻ em:
- 2. Nguyên nhân gây tràn dịch tinh mạc ở trẻ nhỏ
- 3. Biểu hiện lâm sàng của tràn dịch tinh mạc ở trẻ em
- 4. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- 5. Điều trị tràn dịch tinh mạc ở trẻ em
- 6. Biến chứng tràn dịch tinh mạc ở trẻ nhỏ
1. Thông tin chung về tràn dịch tinh mạc ở trẻ em:
1.1 Bìu và tinh hoàn bình thường
- Bìu thường lỏng lẻo, mềm và dày. Nó chứa hai tinh hoàn. Thông thường bạn sẽ dễ dàng chạm được tinh hoàn trong hai bìu. Một ống dẫn sẽ đưa tinh trùng từ mỗi tinh hoàn đến dương vật. Thường thì một tinh hoàn bên này sẽ nằm thấp hơn tinh hoàn bên kia
- Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm. Bạn không thể cảm nhận thấy nó khi sờ vào. Nó tạo nên một lớp dịch mỏng bôi trơn làm cho tinh hoàn di chuyển được dễ dàng. Có rất nhiều dịch sẽ được dẫn lưu vào các tĩnh mạch bên trong bìu. Nếu mất cân bằng giữa lượng dịch được tạo ra và lượng dịch được dẫn lưu đi. Khiến các dịch này sẽ tích tụ lại tạo thành bệnh tràn dịch tinh mạc.
1.2 Tràn dịch tinh mạc là gì?
Tràn dịch tinh mạc là tình trạng tích tụ quá nhiều dịch ở trong bìu. Nguyên nhân do còn ống phúc tinh mạc thông từ ổ bụng xuống bìu. Phần lớn các trường hợp tràn dịch tinh mạc xuất hiện từ khi sinh ra. Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc chứng tràn dịch tinh mạc từ 1 – 2%. Thường nó tự khỏi trong vài tháng sau sinh nên không cần sự can thiệp ở trẻ dưới 1 tuổi. Nhưng nếu > 1 – 2 tuổi tình trạng này vẫn còn thì chỉ cần một cuộc phẫu thuật nhỏ là có thể điều trị triệt để bệnh lý này.
1.3 Tràn dịch tinh mạc bẩm sinh ở trẻ nhỏ
1.3.1 Nguyên nhân gây tràn dịch tinh mạc bẩm sinh
- Đối với các bé trai, tràn dịch màng tinh hoàn có thể phát triển từ khi còn ở trong bụng mẹ. Cho đến tuần thứ 28 của thai kỳ, tinh hoàn mới di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thông qua một ống nhỏ gọi là ống phúc tinh mạc. Phần lớn chất dịch sẽ tự thoát ra ngoài trước khi các ống phúc tinh mạc này đóng lại. Tuy nhiên, nếu dịch vẫn còn sau khi ống phúc tinh mạc đóng lại và dịch không thể thoát về ổ bụng thì thông thường sau một năm chúng cũng sẽ tự biến mất.
- Có khoảng 1/10 trẻ sơ sinh nam bị tràn dịch màng tinh hoàn nhưng hầu hết các trường hợp này đều tự khỏi mà không cần chữa trị. Có trường hợp ống phúc tinh mạc đóng không kín còn 1 khe nhỏ thông với ổ bụng. Dịch màng bụng có thể tích tụ xuống gây tràn dịch màng tinh hoàn. Nhưng nếu sau 1 năm mà tình trạng này vẫn không khá hơn hoặc càng ngày càng nặng thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để bé được chẩn đoán và chữa trị. Có thể phải phẫu thuật để lấy dịch ra. Đôi khi tràn dịch màng tinh hoàn cũng liên quan đến thoát vị bẹn (là hiện tượng ruột, mạc nối bị sa xuống bìu) và trường hợp này cần phải được phẫu thuật chữa trị kịp thời.
1.3.2 Biểu hiện của tràn dịch tinh mạc bẩm sinh
Tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh hay gặp ở trẻ nhỏ. Bìu lớn từ từ hoặc nhanh, không gây đau đớn. Nếu ít dịch thì ngoại trừ bìu hơi sưng to hơn bình thường một chút. Nếu dịch nhiều thì sờ thấy tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn. Lúc này, nếu bạn rọi đèn pin xuyên qua bìu (giống như soi trứng vịt ấp), bạn sẽ thấy ánh sáng trắng mờ, hơi hồng. Cần siêu âm để xác định và điều trị.
2. Nguyên nhân gây tràn dịch tinh mạc ở trẻ nhỏ
- Một số trẻ sơ sinh nam gặp tình trạng tràn dịch trong màng tinh hoàn. Nguyên nhân do ở thời kỳ thai nhi lớn lên trong bụng mẹ, tinh hoàn cần di chuyển trên bụng bé xuống bìu đi qua ống phúc tinh mạc.
- Tuy nhiên, trong vài trường hợp sau khi chuyển xuống, đường ống không đóng kín khiến dịch ổ bụng tràn xuống. Khiến làm ứ nước tại màng tinh. Có những trường hợp tràn dịch tinh hoàn đi kèm với thoát vị vùng bẹn.
- Nhiễm trùng sinh dục – tiết niệu (lậu, giang mai, các chủng liên cầu, tụ cầu, lao…), nhiễm các ký sinh trùng (như giun chỉ, nấm), nhiễm virus quai bị hoặc do các bệnh toàn thân.
3. Biểu hiện lâm sàng của tràn dịch tinh mạc ở trẻ em
- Tràn dịch tinh mạc có thể bị ở một bên hoặc cả hai bên bìu. Bố mẹ có thể thấy một bên bìu to hơn, căng nhẵn. Có thể không sờ thấy tinh hoàn trừ trường hợp tràn dịch mức độ ít. Sờ nắn trẻ thường không đau.
- Soi đèn có thể thấy dịch trong suốt và tinh hoàn nằm giữa khối dịch. Lớp dịch dày thường tập trung phía trước, thậm chí bao lấy tinh hoàn bên trong. Khiến chúng ta không thể sờ thấy tinh hoàn. Do lớp dịch dày này trong suốt nên ánh sáng sẽ đi qua dễ dàng và chúng ta có thể dùng đèn pin để tự kiểm tra cho bé. Hoặc khi khối dịch lớn, bạn có thể nhận thấy hiện tượng mất nếp nhăn của da bìu.
4. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu:
- Trẻ bị sưng bìu.
- Tình trạng tràn dịch tinh mạc của trẻ không biến mất sau một năm.
- Trẻ bị đau đột ngột hoặc đau sưng nặng. Đặc biệt trong vài giờ sau khi tổn thương ở bìu. Đây là trường hợp khẩn cấp.
5. Điều trị tràn dịch tinh mạc ở trẻ em
- Tràn dịch tinh mạc thường cải thiện và có thể tự hết mà không cần bất kỳ can thiệp nào trong năm đầu tiên. Phẫu thuật thường được tiến hành nếu tình trạng này còn kéo dài sau 1 đến 2 tuổi. Nếu trẻ bị thoát vị bẹn kèm theo thì cũng sẽ được can thiệp trong cùng cuộc phẫu thuật này.
- Phẫu thuật điều trị tràn dịch tinh mạc bao gồm rạch một đường nhỏ ở dưới bụng hay ở bìu, để lấy dịch xung quanh tinh hoàn. Đường thông giữa bụng và bìu cũng sẽ được đóng lại để dịch không thể tái lập lại về sau. Đây chỉ là một cuộc phẫu thuật nhỏ và được thực hiện trong ngày nên bệnh nhân không cần nằm viện lại.
- Tràn dịch tinh mạc không ảnh hưởng tới tinh hoàn hoặc khả năng sinh sản của trẻ sau này. Tuy nhiên, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của trẻ. Nếu có thoát vị bẹn kèm theo có thể gây nguy cơ thoát vị bẹn nghẹt. Hoặc khối thoát vị chèn ép làm giảm nguồn máu cấp đến tinh hoàn gây giảm chức năng của tinh hoàn bên có kèm thoát vị. Nên khi có nghi ngờ, bạn có thể dẫn bé đến khám tại phòng khám chuyên về tiết niệu, nam học để được kiểm tra và can thiệp nếu cần thiết.
6. Biến chứng tràn dịch tinh mạc ở trẻ nhỏ
- Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ trở nên phức tạp khi phần dịch ứ đọng kéo dài. Nó làm bé bị sưng đau, căng tức khó chịu kèm các triệu chứng sốt nóng.
- Bên cạnh đó, nếu bệnh không được điều trị đúng đắn sẽ để lại nhiều hệ quả sau này. Biến chứng của tràn dịch màng tinh hoàn trẻ em như. Tràn dịch nhiều lâu ngày gây xệ bìu. Mặt khác tinh hoàn dễ di động, dễ gây bán xoắn hoặc xoắn tinh hoàn. Lâu ngày có thể gây thiếu máu nuôi dưỡng tinh hoàn, gây biến chứng teo tinh hoàn, ảnh hưởng chức năng sinh lý-sinh tinh. Có thể đau tức nhẹ hoặc đau nhiều tuỳ theo mức độ xoắn tinh hoàn.
Bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh tràn dịch tinh mạc ở trẻ em. Tràn dịch tinh hoàn không quá nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh đi kèm với viêm nhiễm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, nang mào tinh hoàn,… việc điều trị có thể phức tạp và kéo dài trong nhiều năm. Chính vì thế nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng kể trên thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cũng như điều trị một cách phù hợp.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Tiểu máu ở trẻ em: Nguy hiểm chớ xem thường!
Viêm cầu thận: Một bệnh lý không thể xem thường.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách xem lại mật khẩu Wifi đã kết nối trên Windows 10 [Update]
- Sony XZ Premium 2 SIM nguyên zin – BH 1 đổi 1 trong 6 tháng
- Cách hạ iOS 14 xuống 13 không cần máy tính không mất dữ liệu
- Những hình ảnh ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đẹp nhất
- TOP 10 phần mềm thiết kế nhà 3D tốt nhất, chuyên nghiệp nhất