Sơ đồ tư duy từ lâu đã được chứng minh là một phương pháp hệ thống và ghi nhớ kiến thức, thông tin vô cùng hiệu quả không chỉ đối với học sinh mà ngay cả những người đã đi làm cũng rất ưa chuộng sơ đồ tư duy trong công việc của mình. Bài viết dưới đây sẽ hệ thống giúp bạn biết những thông tin về một sơ đồ tư duy và cách để vẽ được một tư duy đẹp, ấn tượng và dễ ghi nhớ nhé!
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy hay còn được gọi là Mindmap là một cách thức hình hóa các thông tin dạng văn bản thành các hình ảnh, hệ thống trực quan, sinh động và dễ hiểu. Chúng được coi như một loại đồ thị hay một phương pháp ghi chú ngắn gọn, súc tính như đầy đủ thông tin và rất dễ tiếp cận dù là học sinh hay người đã đi làm.
>>> Xem ngay: Tư duy tích cực là gì? Cách rèn luyện tư duy tích cực
Khái niệm sơ đồ tư duy
Thông thường một sơ đồ tư duy được xây dựng bắt nguồn từ một từ khóa chính hoặc một chủ đề, ý tưởng chính, từ đó phân ra thành các nhóm nhỏ, trong các nhóm nhỏ lại phân tách các thành phần , yếu tố tạo nên và cuối cùng là có được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh với các nhánh chi tiết.
Ngoài ra sơ đồ tư duy còn có thể có các hình ảnh, hình sketch, hình vẽ tay đơn giản, biểu tượng để biểu thị cho một điều hoặc hình ảnh nào đó một cách sinh động, dễ nhớ.
Lợi ích của việc xây dựng sơ đồ tư duy
– Đem đến cho người xem một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề đang được đề cập đến. Thông qua sơ đồ tư duy, người xem có thể ngay lập tức ghi nhớ được các chi tiết như nội dung chính, các vấn đề xung quanh và các yếu tố trong từng vấn đề cụ thể.
– Liên kết các thông tin với nhau một cách có hệ thống: điều này rất tốt cho não bộ có thể giúp bạn ghi nhớ được nhiều thông tin, hình ảnh liên quan một cách nhanh chóng và khoa học nhất.
– Kích thích não bộ tư duy: quá trình xây dựng sơ đồ tư duy đẹp sẽ yêu cầu não bộ bạn phải vận dụng rất nhiều kiến thức từ cách hình hóa thông tin văn bản, cách thể hiện bằng biểu tượng, sử dụng màu sắc, cách liên kết các thành phần trong sơ đồ… kích thích não bộ của bạn phải tư duy nhiều.
– Nâng cao chất lượng công việc và học tập: các sơ đồ tư duy dù trong quá trình vẽ hay đã xây dựng xong đều kích thích bạn phải động não, giúp bộ não của bạn có khả năng tư duy thông minh hơn, điều này là rất tốt cho việc nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc và học tập của bạn.
– Kích thích sự sáng tạo của não bộ: việc phải động não nên thể hiện sơ đồ tư duy như thế nào là tốt nhất, sử dụng màu sắc thế nào, sử dụng hình ảnh, biểu tượng nào phù hợp sẽ kích thích bạn sáng tạo hơn, linh động hơn.
Nên dùng mindmap khi nào?
– Bạn nên sử dụng bản đồ tư duy khi số lượng kiến thức lớn, nhiều bài tập và cần sự tổng quát thông tin. Ngoài ra, những lúc gặp vấn đề khó, cần có phương án xử lý phù hợp, bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tái hiện dưới dạng một bức tranh, giúp bạn nhìn rõ vấn đề và có hướng giải quyết cụ thể hơn.
– Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy khi chuẩn bị thuyết trình, diễn thuyết sẽ giúp bạn tái hiện thông tin tốt hơn. Nếu như trong thuyết trình đặt câu hỏi, mindmap sẽ giúp bạn tìm ra thông tin cần hỏi dễ dàng.
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo hiệu quả
Bước 1: Xác định từ khóa, chủ đề, đề tài
Để hình dung ra được vấn đề và tái hiện lại những gì đã xảy ra, bạn cần xác định được từ chủ đề, đề tài của sơ đồ tư duy vì đây là khâu rất quan trọng.
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bạn nên sử dụng một tờ giấy trắng, đặt ngang tờ giấy và vẽ chủ đề ở chính giữa. Bạn sẽ sáng tạo hơn khi vẽ trên nền giấy trắng, không bị những đường kẻ hay ô vuông làm cản trở suy nghĩ và có được không gian rộng lớn để triển khai các ý. Vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, sau đó phát triển các ý khác xung quanh nó. Đồng thời, có thể trang trí màu sắc tùy vào sở thích của mình để kích thích não bộ ghi nhớ tốt hơn.
Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ
– Bước tiếp theo để có một sơ đồ tư duy sáng tạo là bạn tạo thêm các nhánh cây trên sơ đồ chính. Các nhánh chính được tỏa ra từ hình ảnh trung tâm là các chủ đề chính. Bạn có thể khám phá từng chủ đề chuyên sâu hơn bằng cách thêm các nhánh con nhỏ hơn.
– Để tạo sự ấn tượng cho sơ đồ tư duy, bạn có thể tiếp tục thêm các nhánh mới và không bị giới hạn chỉ trong một số tùy chọn. Hãy nhớ rằng, để bản đồ tư duy của bạn được mở rộng một cách tự nhiên, bạn cần thêm nhiều ý tưởng hơn và bộ não của bạn sẽ được tự do khám phá những ý tưởng mới từ các khái niệm khác nhau.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3
Đối với bước này, để tạo ra sự liên kết bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v. Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho Mindmap vừa dễ nhớ vừa nhìn mềm mại, uyển chuyển hơn.
– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Điều này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng.
– Dùng những biểu tượng hoặc viết tắt để tiết kiệm thời gian và không gian.
– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
Bước 5: Vẽ các hình minh họa
Để tạo được sự ấn tượng và khả năng ghi nhớ lâu hơn, bạn nên vẽ theo sự tưởng tượng của bạn
Mẹo: Khi xây dựng sơ đồ tư duy bạn nên sử dụng từ khóa để biểu thị một cách ngắn gọn nhất cho mỗi nhánh. Ngoài ra đối với những từ khóa có thể “hình họa” thành các biểu tượng, bạn hoàn toàn có thể biến chúng thành những hình vẽ hoặc biểu tượng đơn giản để dễ nhớ và khoa học hơn cho sơ đồ tư duy đẹp của bạn.
>>> Xem ngay: Tổng hợp những thói quen của người thành công
Tham khảo các mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản
1. Mẫu Sơ đồ tư duy về tác dụng, lợi ích của Mindmap
Sơ đồ tư duy về tác lợi ích của Mindmap
2. Sơ đồ tư duy về Trái tim
Sơ đồ tư duy về Trái tim
3. Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức vật lý
Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức vật lý
4. Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức Văn học
Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức văn học
5. Sơ đồ tư duy về cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức văn học
6. Sơ đồ tư duy về phương pháp biểu đạt
Sơ đồ tư duy về phương pháp biểu đạt
Như vậy Unica đã giới thiệu cho bạn về sơ đồ tư duy cũng như các mẫu sơ đồ tư duy đẹp cho bạn rồi. Ngoài ra, nếu bạn muốn tự tay tạo ra những sơ đồ tư duy ấn tượng, đẹp mắt hỗ trợ đắc lực cho công việc và học tập của mình thì có thể tham khảo khóa học “Tinh Thông Mind Map trong 7 ngày” được biên soạn và giảng dạy bởi giảng viên Hoàng Minh Tú có trên friend.com.vn.
Tham khảo khóa học “Tinh thông Mind Map trong 7 ngày “
Lộ trình khóa học có 35 bài giảng, bao gồm các nội dung chính như sau: giới thiệu về Mind Map – công cụ thông minh của bộ não, tất cả những điều bạn cần biết để vẽ Mind Map, nhưng sai lầm trong vẽ Min Map, giải quyết các khó khăn khi vẽ và sử dụng.
Kết thúc khóa học bạn sẽ nắm được các quy tắc để vẽ Mind Map giúp tiết kiệm thời gian để có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới, nhờ đó mà tăng hiệu suất làm việc cũng như khả năng ghi nhớ một cách dễ dàng.
Ngoài ra, friend.com.vn còn có rất nhiều khóa học khác về các lĩnh vực như khóa học giao tiếp, khóa học marketing… với sự hướng dẫn từ các chuyên gia hàng đầu các lĩnh vực đang được nhiều người săn đón nhất tại Unica
Nếu bạn muốn sở hữu công cụ vạn năng cho bộ não thì hãy nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay nhé!
XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
:Xem ngay: Tinh thông Mind Map trong 7 ngày
Tags: Rèn luyện trí nhớ
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cuộc sống bình yên của Lê Bê La bên chồng phó đạo diễn – Ngôi sao
- Nguyên nhân và cách khắc phục Iphone thỉnh thoảng bị đơ cảm ứng
- Cách đổi tên file hàng loạt trên Windows không cần phần mềm – friend.com.vn
- 1000 Serial Key IDM – Tổng hợp số đăng ký IDM miễn phí [2021]
- Bitcoin Trading Bots – friend.com.vn