Hiện nay, Quản trị mạng – An ninh mạng luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy chuyên viên Quản trị mạng, An ninh mạng sẽ thực hiện các công việc gì, cơ hội việc làm ra sao? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Quản trị mạng là gì?
Theo định nghĩa thì Quản trị mạng là người phải “biết mọi thứ”, từ việc thiết kế mạng LAN-WAN đến việc cấu hình, điều chỉnh chức năng hoạt động của một hệ thống mạng, vận hành, giải quyết sự cố, bảo mật và nhiều công việc liên quan khác.
Thực tế thì tùy theo quy mô của tổ chức, doanh nghiệp mà công việc của chuyên viên Quản trị mạng sẽ có khác nhau. Thường thì trong các công ty quy mô vừa và nhỏ, kỹ sư quản trị mạng sẽ vừa hỗ trợ người dùng vừa quản trị hệ thống mạng, hạ tầng mạng và một phần của an toàn, bảo mật. Trong khi đó, ở các công ty có hệ thống mạng lớn và phức tạp, để có thể xử lý công việc chuyên nghiệp đồng thời giải quyết các vấn đề mạng một cách nhanh chóng, hiệu quả thì nghề quản trị mạng lại được chia ra thành nhiều vai trò khác nhau như Kỹ thuật viên hỗ trợ (IT Helpdesk), Chuyên viên Hệ thống mạng (System Administrator), Kỹ sư Hạ tầng mạng (Infrastructure Engineer), Chuyên viên An ninh mạng,…
Định hướng phát triển nghề Quản trị mạng tại Việt Nam
Nhận thấy việc ứng dụng CNTT hiệu quả trong các hoạt động quản lý, kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng đầu tư mạnh vào hệ thống mạng và dịch vụ phần mềm. Và điều tất yếu là vai trò của các chuyên viên Quản trị mạng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công việc của mỗi chuyên viên Quản trị mạng khác nhau tùy thuộc vào mô hình doanh nghiệp.
- Ở những doanh nghiệp lớn như ngân hàng, tập đoàn bảo hiểm, hàng không, viễn thông hay công ty thương mại điện tử thì hầu hết sẽ có một phòng Quản trị mạng lên tới vài chục, thậm chí là vài trăm nhân viên. Công việc của quản trị mạng đa dạng, được phân cấp và liên quan đến máy tính, hạ tầng, băng thông, hệ thống dịch vụ mạng, quản lý máy chủ, bảo mật và an ninh mạng.
- Các công ty quy mô vừa thường cần 4-5 nhân sự, sẽ đảm nhận các công việc như hỗ trợ người dùng, đề xuất mua sắm thiết bị, cài đặt mạng cho người dùng mới, xử lý và khắc phục các sự cố như đứt dây, nghẽn mạng, cấu hình tường lửa.
- Các công ty nhỏ thì chỉ cần từ 1-2 người. Đối với mô hình công ty này thì người quản trị viên cần có kiến thức rộng về nhiều mảng nhưng các bài toàn cần xử lý thường không quá phức tạp, chỉ ở mức có thể duy trì hoạt động của mạng được thông suốt trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, yêu cầu đối với Quản trị mạng là phải biết hệ điều hành Windows và Linux đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, biết về UNIX đối với các doanh nghiệp lớn hay ngân hàng.
Bạn cần học gì để trở thành một chuyên gia Quản trị mạng
Trước tiên, bạn phải học cách nhận biết lỗi và cách khắc phục lỗi ở máy tính cá nhân, các kiến thức mạng cơ bản (địa chỉ IP, mô hình OSI, chia sẻ tài nguyên,…) cũng như biết cách cấu hình các thiết bị mạng thông dụng, cấu hình kết nối, các đường truyền Internet, đăng kí và sử dụng các dịch vụ Internet (tham khảo thêm khóa học Nhập môn Quản trị và An ninh mạng)
Các môn học của Microsoft như MCSA, MCSE giúp bạn biết về quản trị hệ điều hành máy trạm, hệ điều hành máy chủ Windows Server, quản trị mạng cơ sở hạ tầng mạng, mạng diện rộng, cấu hình và quản trị hệ thống tường lửa, quản trị hệ thống thư điện tử. Sau khi học xong, bạn có thể tham gia kỳ thi để đạt được chứng chỉ MCSA, MCSE do Microsoft cấp có giá trị trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các khóa học của Cisco như CCNA, CCNP cung cấp cho bạn kiến thức về thiết kế, xây dựng và tối ưu hạ tầng mạng dựa trên các thiết bị mạng của Cisco. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng và các dịch vụ đang hoạt động bên trong mạng nội bộ và kiểm soát các truy cập trong ra ngoài mạng Internet, việc triển khai hệ thống tường lửa (firewall) sử dụng thiết bị ASA của Cisco cũng là yêu cầu cần thiết. Nhìn chung, để trở thành một chuyên viên quản trị mạng thì cần đạt được các kiến thức tương đương chứng chỉ MCSA, CCNA và các kiến thức cơ bản về bảo mật mạng, firewall. Còn để trở thành chuyên gia thì cần đạt được các kiến thức tương đương chứng chỉ MCSE, CCNP và các kiến thức về bảo mật nâng cao, triển khai hệ thống firewall nhiều lớp. Ngoài ra, người quản trị có thể trang bị thêm các kiến thức về Linux, Unix, quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu và triển khai hệ thống giám sát mạng (Network Monitoring).
Lời kết
Như đã nói ở trên, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực về Quản trị mạng chưa bao giờ là hết, đây cũng là ngành được xem là có mức thu nhập khá, thậm chí là cao nếu bạn có khả năng làm cả về bảo mật, quản trị server, thiết kế LAN-WAN…
Nghề Quản trị mạng, thuận lợi nhiều, khó khăn cũng không ít. Nhưng nếu bạn thật sự có đam mê, có tinh thần trách nhiệm và biết chấp nhận thử thách thì đây là một ngành đáng được quan tâm. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào tìm được hướng đi phù hợp cho con đường sự nghiệp của mình.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 100 Mẫu câu học tiếng Hàn giao tiếp thông dụng
- [Khắc phục nhanh] Lỗi tải file về không mở được trên điện thoại
- Cách kết nối máy scan với máy tính nhanh nhất – Linh Dương
- Tổng hợp một số dịch vụ DNS trung gian miễn phí tốt nhất
- Lập công thức số tiền bằng chữ trong Excel nhanh chóng – TOTOLINK Việt Nam