Tại sao lá cây lại màu xanh? Bí ẩn thú vị cần giải mã

Cây cối đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, tạo ra khí oxy giúp cuộc sống trở nên trong lành , thư thái hơn. Lá chính là phần thiết yếu giúp cây phát triển, quang hợp dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, lá còn là màu xanh của thiên nhiên, điểm tô sắc xanh rực rỡ cho cuộc sống. Vậy hãy cùng tìm hiểu tại sao lá cây lại màu xanh ngay dưới đây nhé cùng với sự đa dạng của lá cây khi chuyển mùa nhé!

Mục lục bài viết

  • I. Tại sao lá cây lại màu xanh?
  • III. Màu xanh của diệp lục đến từ đâu?
  • IV. Vì sao lá cây lại chuyển màu?
  • V. Tìm hiểu thêm về một số loại cây không có màu xanh:
    • 5.1. Rong biển:

I. Tại sao lá cây lại màu xanh?

Tại sao lá cây lại màu xanh? Đó là do trong lá cây chứa nhiều lục lạp và có gần 40 vạn lục lạp chứa trong 1 mi-li-mét lá cây. Trong các lục lạp sẽ chứa một chất gọi là diệp lục giúp cho quá trình quang hợp của lá cây diễn ra tốt hơn.

Có thể bạn đã biết tất cả các loại lá cây đều chứa chất diệp lục. Nhưng chắc hẳn bạn chưa biết đôi khi ko hoàn toàn các lá đều có chất diệp lục. Một số lá se có sọc hoặc đốm màu xanh lục, trắng hay vàng. Chỉ có những mảng xanh mới có chất diệp lục và những mảng xanh đó có thể tạo ra giá trị trong quá trình quang hợp.

Sự khác biệt giữa lá có chất diệp lục và không chứa chất diệp lục
Sự khác biệt giữa lá có chất diệp lục và không chứa chất diệp lục
II. Các loại sắc tố chứa trong lá cây:

Ngoài chất diệp lục-một chất đóng vai trò chủ yếu và chiếm tỉ lệ lớn nhất thì trong lá cây còn có rất nhiều chất khác. Có thể kể đến như: Xanthophylls (vàng), Carotenoid (cam), Anthocyanins (màu đỏ). Và đó chính là loại sắc tố đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi màu sắc của lá cây. Chính điều này cũng đã giải thích được một phần tại sao lá cây lại màu xanh.

Một số chất trong lá cây giải thích tại sao lá cây lại màu xanh
Một số chất trong lá cây giải thích tại sao lá cây lại màu xanh
Mỗi loại chất sẽ hấp thụ những màu sắc khác biệt. Chất diệp lục thường chỉ hấp thụ tia sáng màu đỏ, xanh nước biển, màu pha trộn của hai màu này. Carotenoid và Xanthophylls là những sắc tố hấp thụ màu xanh lục và xanh nước biển. Anthocyanin sẽ hấp thụ màu đỏ và xanh lục.

Có thể bạn đã biết tất cả các loại lá cây đều chứa chất diệp lục. Nhưng chắc hẳn bạn chưa biết đôi khi ko hoàn toàn các lá đều có chất diệp lục. Một số lá se có sọc hoặc đốm màu xanh lục, trắng hay vàng. Chỉ có những mảng xanh mới có chất diệp lục và những mảng xanh đó có thể tạo ra giá trị trong quá trình quang hợp.

III. Màu xanh của diệp lục đến từ đâu?

Lý do chất diệp lục hấp thụ ánh sáng màu khác vì các bước sóng năng lượng được sử dụng để phá vỡ các liên kết trong phân tử thực hiện quá trình quang hợp. Phân tử hoạt động hiệu quả nhất nguồn năng lượng được cung cấp bằng việc chỉ hấp thu những bước sóng mà nó cần.

IV. Vì sao lá cây lại chuyển màu?

Tại sao lá cây lại màu xanh hay nói cách khác là chuyển màu? Khi hè chuyển sang thu, ngày bắt đầu ngắn hơn và ánh sáng mặt trời cũng ít xuất hiện và ló dạng. Đó là tín hiệu để lá cây chuẩn bị khi chuyển mùa và giảm dần quá trình tạo ra diệp lục. Bởi cây không cần đến sắc tố này cho đến mùa xuân năm sau. Điều này xảy ra khiến cho màu xanh vốn có của lá cây dần chuyển màu và có thể thấy rõ màu đỏ cam, vàng sẫm xuất hiện. Nó xuất phát từ chất có tên gọi carotenoids.

Lá cây chuyển màu khi sang thu
Lá cây chuyển màu khi sang thu
Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thay đổi màu sắc của lá cây. Có thể bạn nhận thấy rằng trong một năm, màu lá của cây vào mùa thu có vẻ đẹp và rực rỡ nhất so với màu lá của những mùa khá. Vào độ thu về, nhiệt độ khí trời dần trở nên mát mẻ nhưng không lạnh giá. Ban ngày lá sẽ tiết ra nhựa đường. Nhưng trong thời tiết mùa thu tạo ra chất carotenoids ngăn cho chất nhựa đường tiết ra. Việc này đã giúp cây phục hồi chất dinh dưỡng trong lá trước khi rụng. Để rồi cây sẽ được đảm bảo sẵn sàng cho mùa phát triển tiếp theo.

V. Tìm hiểu thêm về một số loại cây không có màu xanh:

Từ việc giải thích tại sao lá cây lại màu xanh, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao một số lá cây lại không có màu xanh đúng không? Thắc mắc sẽ được giải thích ngay dưới đây nhé!

5.1. Rong biển:

Ở những vùng nước nông, chúng ta sẽ thấy rong biển có màu xanh lục đúng không? Tại sao vậy? Bởi chúng chủ yếu hấp thụ ánh sáng xanh phản chiếu từ bầu trời xuống mặt nước. Bên cạnh đó, ở những vùng nước sâu sẽ xuất hiện loại rêu đỏ hoặc nâu giúp chúng hấp thụ ánh sáng đỏ chiếu sâu từ ánh sáng mặt trời.

Cây rong biển màu nâu đỏ
Cây rong biển màu nâu đỏ
5.2. Tía tô:

Lá tía tô thường có màu tím vì hàm lượng sắc tố Caroten ( đỏ ) gấp nhiều lần so với hàm lượng chất diệp lục. Đầu tiên, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá tía tô. Tiếp theo các tia màu đỏ phản chiếu nhiều phơn các tia màu lục khiến cho lá tía tô có màu đỏ tím.

Lá tía tô màu đỏ tím
Lá tía tô màu đỏ tím
5.3. Rau dền

Thông thường, những loài cây chứa chất diệp lục chiếm tỉ lệ lớn. Nhưng cây rau dền là một trường hợp ngoại lệ, chất anthocyanin lại chiếm tỉ lệ nhiều hơn.

Cây rau dền lá màu tím
Cây rau dền lá màu tím
Như vậy, thông qua bài tìm hiểu này, chúng ta đã biết rõ hơn lí do tại sao lá cây lại màu xanh rồi nhỉ! Từ đó chắn hẳn bạn đã khám phá ra nhiều chất mới cũng như các loại cây đặc biệt không có lá màu xanh. Cảm ơn các bạn đã cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết này. Mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau khám phá ra nhiều điều thú vị hơn nhé!

Xem thêm: NYC Là Gì? Tại Sao Giới Trẻ Hay Sử Dụng Từ NYC Trên MXH

Xem thêm:

  • 12+ Ý tưởng tóc ngắn mặc gì đẹp và cá tính cho các nàng
  • Đá Xoáy Là Gì? – Nghệ Thuật “Chửi” Một Cách Có Văn Minh
  • Hận ái là gì? 3 Cách hóa giải Hận Ái của con người trong cuộc sống
  • Twist là gì? 3 Điều thú vị về Twist trong tiếng anh
  • Thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh nào? 5 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *